Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 04:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Hiệu quả từ mô hình nuôi ong dưới tán rừng ngập mặn

Thứ tư, 19/07/2023 14:07

TMO - Tận dụng lợi thế diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn, với đa dạng các loại sú, bần, vẹt... điều kiện thuận lợi, thích hợp cho đàn ong sinh trưởng, phát triển, tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình đang khai thác, phát huy hiệu quả mô hình nuôi ong dưới tán rừng ngập mặn.

Nằm ở vùng ven biển của huyện Giao Thủy, Vườn quốc gia Xuân Thủy là một bãi bồi rộng lớn, có diện tích tự nhiên hơn 7.000ha có hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú với cánh rừng sú, vẹt xanh rộng lớn bao quanh.  Hệ sinh thái rừng ngập mặn nơi đây có vai trò to lớn trong việc điều tiết không khí, chống xói lở bãi bồi, ngăn ngừa tác động của thiên tai và đặc biệt là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội tại khu vực. Bên cạnh những giá trị tài nguyên được tạo ra dưới tán rừng thì hàng năm rừng ngập mặn tại khu vực còn mang lại trữ lượng mật ong lớn từ nguồn hoa tự nhiên. 

Cứ vào đầu tháng 4 đến cuối tháng 7 hàng năm, các chủ nuôi ong di chuyển đàn ong đến sát bìa rừng ngập mặn để thuận tiện cho việc khai thác mật. Đàn ong được vận chuyển ra khu vực có vườn hoa sú vẹt để ong đi hút mật rồi đưa về điểm tập kết. Thông thường từ 10 - 12 ngày, những người nuôi sẽ quay (lấy) được mật. Theo thống kê của Vườn quốc gia Xuân Thủy, năm 2023 có gần 20 hộ đăng ký nuôi ong lấy mật, với tổng đàn lên đến 8.000 đàn (tăng 20%) so với năm ngoái.  

Mô hình nuôi ong tại VQG Xuân Thủy góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân huyện Giao Thủy. Ảnh: MT. 

Trước đó, từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2021, VQG Xuân Thủy triển khai thực hiện dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng Sú Vẹt VQG Xuân Thủy”. Qua đó, VQG đã thành công trong việc tạo lập quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mật ong rừng Sú Vẹt Vườn quốc gia Xuân Thủy” cho sản phẩm mật ong của VQG Xuân Thủy. 

Theo đó, để đảm bảo chất lượng mật ong hoa sú vẹt, hằng năm, các chủ/cơ sở nuôi ong cần phải gửi phiếu đăng ký khai thác mật ong rừng Sú Vẹt tới Ban quản lý VQG Xuân Thủy. Ban quản lý Vườn đã ban hành các quy định khai thác mật theo quy chuẩn, đối với các cơ sở sản xuất đạt chuẩn mới được ban quan lý nhập sản phẩm.

Theo người dân địa phương tại xã Giao Lạc, huyên Giao Thủy, với khoảng 400 đàn ong đưa về VQG Xuân Thủy để hút mật, sau 10-12 ngày, các chủ nuôi sẽ quay trở lại lấy mật, sau một ngày thu hoạch được gần 400kg mật ong. Với khoảng 100.000 đồng/kg mật ong, tính trung bình mỗi vụ hoa sú vẹt với lượng đàn ong trên, các chủ nuôi ong có thể thu lãi được từ 60-70 triệu đồng.  

Tận dụng lợi thế với hàng nghìn ha rừng ngập mặn đa dạng các loại cây sú, bần vẹt, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình đang đẩy mạnh nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi ong lấy mật dưới tán rừng ngập mặn. Tại xã An Ninh (Quỳnh Phụ), các hộ dân tận dụng nguồn hoa sẵn có tự nhiên từ cánh rừng ngập mặn vào mùa hoa để phát triển nghề nuôi ong, mang lại thu nhập ổn định. Theo người dân địa phương, với khoảng 30 thùng đơn ong, mỗi năm cho thu về  350 - 370 lít mật (thu trong tháng 3, 4 vào mùa hoa nhãn, vải), lãi 50 - 60 triệu đồng.  

Các hộ dân tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình nuôi ong dưới tán rừng ngập mặn. 

Tại huyện ven biển Thái Thụy, mô hình nuôi ong thùng kế cạnh rừng ngập mặn của anh Nguyễn Văn Hiếu (thành phố Thái Bình) đang phát huy hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, đơn vị sản xuất của anh đã áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển nghề nuôi ong mật trong thùng kế tại rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình và chế biến các sản phẩm ngành ong theo hướng sản xuất hàng hóa. Nuôi ong thùng kế là giải pháp kỹ thuật để thu được mật ong nguyên chất được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Thay vì làm thùng ong một tầng, anh Hiếu đầu tư từ 3 - 5 tầng/thùng, với phương pháp này, chi phí để làm thêm thùng kế, cầu kế phải đầu tư cao nhưng bù lại, chất lượng, giá trị mật ong sẽ được nâng cao. 

Thực tế ứng dụng cho thấy, nuôi ong sử dụng thùng kế có nhiều ưu điểm so với nuôi ong ở thùng đơn truyền thống. phần mật khai thác sẽ chỉ lấy các cầu mật từ tầng kế, mật thu được là mật đã chín hoàn toàn. Màu sắc mật ong thùng kế trong, không vẩn đục. Thời gian bảo quản sẽ được lâu hơn bởi mật ong đã chín có hàm lượng nước thấp nên chất lượng mật hơn hẳn mật ong thu ở thùng đơn. Ngoài ra, nuôi ong thùng kế có thể thu các sản phẩm mật ong khác nhau như: mật ong ly tâm (giống như mật ong thu ở thùng đơn) và mật ong bánh tổ. Trong đó, mật ong bánh tổ được người tiêu dùng ưa chuộng, dễ tiêu thụ và giá bán cao. 

Rừng ngập mặn ven huyện Kim Sơn không chỉ phát huy vai trò phòng chống thiên tai mà góp phần phát triển kinh tế. Ảnh: BDV. 

Phát huy lợi thế là những cánh rừng ngập mặn, người dân tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình mỗi mùa hoa vẹt, hoa sú tại rừng ngập mặn ven biển lại đưa các đàn ong về các xã bãi ngang ven biển của huyện Kim Sơn để khai thác phấn hoa làm mật. Người dân địa phương cho biết, với khoảng 360 đàn ong, mỗi mùa sú vẹt, các hộ nuôi ong thu hoạch khoảng 5 tấn mật. Sản phẩm làm ra chị bán lẻ cho người dân quanh vùng và các công ty dược với giá từ 80-90 nghìn đồng/1kg, thu về khoảng 300 triệu đồng.

Những khu rừng ngập mặn ven biển này chủ yếu là cây sú vẹt, có sức sống khỏe, chịu được ngập mặn, nhiều hoa nên rất hấp dẫn các loài ong. Đặc tính của cây sú vẹt là nửa nước, nửa cạn, sống trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt, khi thủy triều lên, phần cây sẽ bị nước biển phủ kín, thủy triều xuống, cây trơ nguyên phần gốc, vậy nên nó cũng tạo ra loài hoa rất đặc biệt. Rừng ngập mặn Kim Sơn không chỉ bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái ven biển mà còn tạo ra sinh kế bền vững cho người dân. khi các loại hoa này nở rộ, khoảng 20 chủ nuôi với khoảng 5 nghìn đàn ong được người dân trong và ngoài tỉnh mang về đây khai thác nguồn hoa tự nhiên. 

 

 

 

Hải Nam 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline