Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 29/03/2025 16:03

Tin nóng

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Phòng chống dịch sởi: Rà soát tiêm chủng đảm bảo không bỏ sót đối tượng

Tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của “mô hình tăng trưởng mới”

Đảm bảo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, triển khai hiệu quả Luật Địa chất và khoáng sản

Thứ bảy, 29/03/2025

Hiệu quả từ đồng bộ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Thứ ba, 11/02/2025 12:02

TMO - Thời gian qua, việc thực hiện các giải pháp áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành các vùng chuyên canh theo hướng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.

Với lợi thế về diện tích sản xuất lớn, thời gian qua, việc đầu tư đưa máy móc, phương tiện hiện đại vào sản xuất tại các địa phương này diễn ra hết sức mạnh mẽ và đã mang lại những kết quả hết sức tích cực, góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành các vùng chuyên canh theo hướng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao.

Vụ Đông 2024, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phú Mỹ (xã Tự Lập, huyện Mê Linh) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp của huyện triển khai mô hình “Trình diễn khoai tây giống mới năng suất, chất lượng, thích ứng biến đổi khí hậu”. Mô hình có sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội với quy mô 10ha khoai tây trắng Atlantic.

Theo đại diện Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phú Mỹ: Bà con phấn khởi lắm bởi trồng khoai tây nhàn hơn, chỉ việc đặt củ giống xuống vào đầu vụ rồi nhặt củ thương phẩm lên vào cuối vụ do đã được cơ giới hóa hết tất cả các khâu từ làm đất, lên luống đến thu hoạch, phun thuốc bằng drone (máy bay không người lái). Tính ra cả vụ mỗi sào nông dân chỉ mất có 3 - 4 công, trong khi lợi nhuận theo ước tính được khoảng gần 3 triệu đồng.

Thu hoạch khoai tây tại Hợp tác xã Cơ giới hóa đồng bộ dịch vụ nông nghiệp Đông Xuân (huyện Sóc Sơn). Ảnh: TT. 

Tại huyện Sóc Sơn, địa phương này chỉ đạo Hợp tác xã Cơ giới hóa đồng bộ dịch vụ nông nghiệp Đông Xuân phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp của huyện triển khai mô hình “Trình diễn khoai tây giống mới năng suất, chất lượng, thích ứng biến đổi khí hậu”. Mô hình có sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT Hà Nội), được thực hiện trên địa bàn xã Đông Xuân, quy mô 10ha.

Đại diện Hợp tác xã Cơ giới hóa đồng bộ dịch vụ nông nghiệp Đông Xuân (huyện Sóc Sơn) cho biết, khi thực hiện mô hình, để bảo đảm xuống giống đúng khung thời vụ, hợp tác xã đã đưa cơ giới vào sản xuất, máy móc thay nhân lực con người từ khâu xới đất, đánh luống, bón phân đến phủ đất. Với mỗi máy cày đa năng, trung bình một ngày phay được khoảng 3,5ha đất, lên luống 2,2ha… nên nông dân không lo chậm mùa vụ và tiết kiệm công làm đất khoảng 10 triệu đồng/ha so với làm thủ công…

Trong vụ mùa 2024, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Phú Chuyên, xã Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) gieo cấy 245ha lúa. Hợp tác xã đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, với 100% diện tích lúa sử dụng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật; tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100%; tỷ lệ diện tích lúa cấy bằng máy đạt từ 70% đến 80%.

Kết quả cho thấy, lúa cấy bằng máy có mật độ đồng đều, ruộng lúa thông thoáng, ít sâu bệnh, nên giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và năng suất lúa cũng cao hơn từ 10% đến 15% so với cấy bằng tay. Ngoài ra, việc sử dụng máy cấy còn giúp các xã quy hoạch được vùng sản xuất gieo cấy cùng một loại giống, cùng trà vụ, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch .

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố hiện có 5.676 máy làm đất, 990 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 877 máy gặt đập liên hợp... Đến nay, cơ giới hóa trong khâu làm đất của Hà Nội đạt 100%. Diện tích lúa được thu hoạch bằng máy đạt 90%. Những năm qua, thành phố luôn khuyến khích nông dân, hợp tác xã tích cực cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa. 

Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ. Cụ thể, cơ giới hóa trong khâu gieo cấy 15%, khâu chăm sóc 60%, khâu thu hoạch 95%… Để hoàn thành mục tiêu này, thành phố hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 100% phí quản lý khi mua các loại máy, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua hợp đồng vay vốn của Quỹ Khuyến nông thành phố, 100% lãi suất theo hợp đồng vay vốn.

Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến nghị cần cụ thể hóa chính sách về cơ giới hóa để khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ sản xuất tham gia thực hiện. Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục xây dựng, triển khai các mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất; thẩm định, giải ngân cho hộ vay vốn từ Quỹ Khuyến nông để mua máy, trang thiết bị cơ giới nhằm nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch, tạo sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

 

Hà Thu 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline