Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 02:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Hiệu quả nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

Chủ nhật, 30/03/2025 10:03

TMO - Tỉnh Long An tập trung khai thác hiệu quả diện tích nuôi tôm hiện có, kết hợp với tổ chức lại sản xuất dựa trên cơ sở áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đầu tư nuôi theo hướng công nghệ cao để tăng vụ, tăng năng suất, chất lượng nuôi trồng. 

Những năm trở lại đây, tỉnh Long An  khuyến khích phát triển nuôi thủy sản theo hướng áp dụng mô hình nuôi ít thay nước, sử dụng chế phẩm sinh học; thực hiện nuôi luân canh, xen canh nhằm hạn chế mầm bệnh tồn lưu trong môi trường; các cơ sở nuôi phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi, bố trí đầy đủ ao lắng, ao chứa nước thải, chất thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh, chấp hành đúng các quy định pháp luật về thủy sản.

Qua triển khai các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hiệu quả, nên người nông dân đã mạnh dạn đầu tư thiết bị, máy móc, thả nuôi 2-3 giai đoạn, ao lót lưới đáy, trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc, thả nuôi mật độ cao, giúp cho sản lượng và lợi nhuận tăng lên. Lợi nhuận của nông dân tham gia mô hình có thể đạt từ 0,8 - 1,7 tỷ đồng/ha/năm.

Bên cạnh việc ứng dụng các thiết bị hiện đại, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng còn tiến hành nuôi tôm theo 3 giai đoạn ứng dụng công nghệ cao tuần hoàn, gồm giai đoạn nuôi ương trong bể tròn lót bạt (khoảng 20-30 ngày), sau đó chuyển sang giai đoạn 2 nuôi trong ao đất lót bạt (khoảng 25-30 ngày), giai đoạn sau cùng là thả tôm ra ao đất đáy cát lót bạt bờ nuôi thương phẩm.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả nuôi tôm. 

Thời gian qua, nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Cần Đước được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao năng suất, tăng lợi nhuận cho người nuôi. Ông Phạm Trung (xã Tân Chánh) ứng dụng công nghệ cao trong diện tích thả nuôi với quy mô 3 ao lắng, 3 ao nuôi (diện tích mỗi ao khoảng 1.000m2) và sử dụng nước giếng khoan qua hệ thống lắng để nuôi tôm.  

Ông Trung cho biết: Tôm nuôi trong mô hình được cung cấp oxy dồi dào, lớn nhanh, chống dịch bệnh tốt, giảm hiện tượng chết sớm trong 20 ngày đầu. Sau khoảng 90 ngày thả nuôi, thu hoạch tôm, sản lượng đạt trên 2 tấn/ao. So với nuôi truyền thống, mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả cao hơn.

Thực hiện Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025, huyện Cần Đước chọn 3 hộ dân tại xã Tân Chánh thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm sinh học 2-3 giai đoạn bằng việc ứng dụng công nghệ vào quản lý môi trường ao nuôi; lắp đặt hệ thống điều khiển quạt, máy cho ăn, hệ thống oxy đáy qua điện thoại thông minh;...Qua 3 tháng thả nuôi, các mô hình cho thu hoạch tôm đạt kích cỡ từ 80-100 con/kg; năng suất ước đạt 8-10 tấn/ha, người nuôi tôm có lợi nhuận khá.

Tại huyện Cần Giuộc, những năm gần đây đã có hàng trăm hộ nuôi tôm ứng dụng một phần công nghệ cao vào sản xuất, mang lại hiệu quả tích cực. Hiện toàn huyện có 10 xã nuôi tôm, sản lượng bình quân hàng năm đạt gần 5.000 tấn, trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm trên 90% diện tích, còn lại là tôm sú. Ông Vũ Tiến Lam (ấp 2, xã Phước Vĩnh Tây) đã áp dụng quy trình nuôi tôm 2 giai đoạn, sử dụng ao ương nổi để ương tôm hơn 2 năm. Diện tích ao ương tôm của ông là 135m2 và ao nuôi là 2.000m2. Ông Lam cho biết: “Sau khoảng 90 ngày kể từ khi thả tôm giống, tôm ứng dụng công nghệ cao có trọng lượng khoảng 35-40 con/kg; sản lượng đạt 4 tấn/2.000m2, cao hơn so với nuôi tôm truyền thống khoảng 3 lần.

Mới đây, tại xã Thuận Mỹ, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Châu Thành đã tổ chức lễ bàn giao chế phẩm sinh học và thiết bị hỗ trợ cho các hộ tham gia mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao 4.0. Hoạt động này nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình Khuyến nông tỉnh Long An giai đoạn 2021 - 2025, đồng thời thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Huyện Châu Thành triển khai nhân rộng 20 mô hình nuôi tôm nước lợ với tổng diện tích 17 ha tại ba xã: Thanh Phú Long, Thuận Mỹ và Thanh Vĩnh Đông. Các hộ dân tham gia mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 được hỗ trợ các thiết bị phù hợp với điều kiện nuôi của từng hộ, bao gồm: máy cho tôm ăn, tủ điện điều khiển quạt có kết nối với điện thoại để vận hành từ xa và 15 kg chế phẩm sinh học. Tổng kinh phí hỗ trợ cho mỗi mô hình tối đa không quá 70 triệu đồng. Người dân tham gia mô hình cần đảm bảo vốn đối ứng để mua vật tư, thiết bị phục vụ cho vụ nuôi.

Các hộ nuôi được giới thiệu và hướng dẫn bước đầu về cách sử dụng, vận hành các thiết bị ứng dụng công nghệ 4.0. Các kỹ thuật viên đã trực tiếp hướng dẫn cách cài đặt, điều chỉnh và theo dõi các thông số quan trọng trong quá trình nuôi tôm nhằm giúp người dân làm chủ công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh xây dựng khung lịch thời vụ và tổ chức các đợt quan trắc môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh để thông tin, khuyến cáo kịp thời đến các địa phương. Đồng thời, Sở xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm dịch, kiểm tra chất lượng nguồn giống thủy sản; tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản để tiến hành đánh giá và phân loại theo quy định;...

Bên cạnh đó, Sở phối hợp các ban, ngành, địa phương tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân; hướng dẫn các quy trình nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng. Sở tiếp tục triển khai, thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng ao lắng cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh và triển khai các mô hình điểm, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.../.

 

 

Thu Hoài 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline