Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 27/04/2025 23:04

Tin nóng

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Chủ nhật, 27/04/2025

Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, ưu tiên công nghệ tiên tiến

Chủ nhật, 27/04/2025 06:04

TMO - Nhằm tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, ngành khuyến nông tỉnh Nghệ An đang ưu tiên đầu tư các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, góp phần mở ra hướng đi bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản địa phương.

Với mục tiêu đưa nông nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, những mô hình nông nghiệp tiên tiến, hiện đại trên địa bàn tỉnh Nghệ An được nhân rộng giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật hiện đại, đồng thời định hình nền nông nghiệp thông minh, thích ứng hiệu quả với thị trường và thiên tai, biến đổi khí hậu.

Năm 2024, Nghệ An đã đạt được những kết quả quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, khẳng định những dấu ấn nổi bật trong công tác phát triển nông thôn và ngành nông nghiệp. Nghệ An đã hoàn thành và vượt mức nhiều chỉ tiêu quan trọng trong nông nghiệp, phát triển nông thôn. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt hơn 46.696 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng ước đạt 4,14%, trong đó nông nghiệp đạt 3,67%, lâm nghiệp tăng 7,05%, và thủy sản tăng 4,53%.

Đặc biệt địa phương đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, cơ giới hoá, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2026 – 2030, công tác khuyến nông của Nghệ An sẽ ưu tiên các mô hình ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Trong 5 năm vừa qua, tỉnh Nghệ An tập trung thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Bám sát định hướng chỉ đạo, ngành nông nghiệp tỉnh đã triển khai quyết liệt, có trọng tâm các mục tiêu đề ra.

Nhờ đó đã hoàn thành và vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh đạt bình quân từ 4,14 - 5,59%/năm. Đóng góp vào thành công của ngành nông nghiệp Nghệ An trong giai đoạn qua, công tác khuyến nông là một điểm sáng.

Từ định hướng của Sở Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức, thực hiện tốt công tác chuyển giao tiến bộ khoa học vào canh tác, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu, tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.  Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ được giao, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, vùng miền và nhu cầu của nông dân.

Điều đó nhằm lựa chọn đối tượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm và tiến bộ kỹ thuật phù hợp để hướng dẫn, chuyển giao. Công tác khuyến nông đã góp phần giúp các doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhờ đó tăng năng suất lao động từ 5 - 20 lần, giảm 20 - 30% chi phí sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hiệu quả kinh tế tăng từ 15 - 40% so với sản xuất đại trà. 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh có 84 mô hình khuyến nông được triển khai từ nguồn ngân sách nhà nước (trồng trọt 34 mô hình, chăn nuôi 19, lâm nghiệp 4, thủy sản 17, chương trình đặc thù 10).

Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao được người dân Nghệ An tích cực áp dụng. (Ảnh: BTN). 

Qua đánh giá thực tế, nhiều mô hình phát huy hiệu quả cao, được người dân và chính quyền địa phương ghi nhận. Nổi bật trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất phải kể đến mô hình trồng thâm canh giống lúa thuần chất lượng cao NA6 gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại huyện Thanh Chương với quy mô 12ha.

Mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến giúp giảm rõ rệt chi phí sản xuất, đồng thời giảm lượng lớn phát thải khí nhà kính ra môi trường. Qua kiểm tra, mô hình này cho năng suất 60,2 tạ/ha, lãi thuần 6 triệu đồng/ha, tăng trên 15% so với thông thường… Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An nhấn mạnh, với trên 83% dân số của tỉnh có hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An.

Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích, đòi hỏi phải hình thành chuỗi liên kết bền chặt giữa các bên liên quan, riêng Trung tâm Khuyến nông tỉnh giữ vai trò cầu nối. Sở đã giao Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng kế hoạch hoạt động giai đoạn 2026 – 2030 trên cơ sở định hướng phát triển toàn ngành và thực tiễn tại địa phương, quá trình thực hiện sẽ ưu tiên các mô hình ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

​Để phát triển theo hướng hiện đại hoá, tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 3050/QĐ-UBND ngày 12/11/2024 về Đề án chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2030. Trong Đề án chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2030, lĩnh vực nông nghiệp được xác định là một trong những trọng tâm ưu tiên nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Đề án khuyến khích việc áp dụng công nghệ số vào các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị. Việc này hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu và thông tin, giúp nông nghiệp tỉnh nhà vươn xa và có trách nhiệm hơn với người tiêu dùng.

Đề án đề xuất xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nền tảng phục vụ chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo đó, sẽ xây dựng kiến trúc nền tảng dữ liệu tổng thể ngành nông nghiệp và từng bước đầu tư các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành dùng chung nhằm thu thập, xử lý, giám sát, dự báo và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ quản lý nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng IoT, viễn thám và tự động hoá quy trình sản xuất để nâng cao năng lực trong quản lý điều hành hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Xây dựng hệ thống thông tin nhằm quản lý, giám sát và quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng đất lúa, đất trồng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản. Ứng dụng công nghệ số trong việc bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, sử dụng dữ liệu số phục vụ cho việc tạo tín chỉ carbon và công tác quản lý tín chỉ carbon…/.

 

Thu Quỳnh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline