Hotline: 0941068156

Thứ tư, 22/01/2025 14:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ tư, 22/01/2025

Hậu Giang triển khai giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông

Thứ sáu, 09/06/2023 13:06

TMO - Tỉnh Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, những năm gần đây dưới tác động của biến đổi khí hậu, cùng với các hình thái thời tiết cực đoan đã làm cho bờ sông bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng sạt lở không những diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện cả mùa khô như hiện nay.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, năm 2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 18 điểm sạt lở, tổng chiều dài 469m, diện tích mất đất 2.858m2, ước tổng thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh xảy ra 39 điểm sạt lở với chiều dài 902m; diện tích đất bị mất là 5.016m2; ước thiệt hại trên 2,9 tỷ đồng.

Gần đây nhất, từ ngày 5 đến sáng 8/6 đã xảy ra 11 vụ sạt lở trên địa bàn huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A. Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, ngày 5/6, trên địa bàn huyện Châu Thành xảy ra 3 điểm sạt lở tại thị trấn Ngã Sáu, xã Đông Phước và xã Phú Hữu (huyện Châu Thành); ngày 6/6 có 4 điểm sạt lở tại xã Đông Phước, xã Phú Hữu (huyện Châu Thành) và xã Tân Hòa (huyện Châu Thành A).

Trong ngày 7/6 xảy ra 3 điểm sạt lở tại xã Phú Tân, xã Phú Hữu (huyện Châu Thành). Ngày 8/6, tại thị trấn Mái Dầm (huyện Châu Thành) xảy ra vụ sạt lở với chiều dài 17m, sâu vào bờ 6m, làm sụp 1 căn nhà của người dân, diện tích 87m2. Nguyên nhân sạt lở được xác định do ảnh hưởng dòng chảy. Các vụ sạt lở làm mất 1.785m2 đất, gây ảnh hưởng nhà và đường giao thông nông thôn, ước thiệt hại trên 1 tỷ đồng.

Sạt lở kênh Mái Dầm, tại huyện Châu Thành, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương. 

Tại huyện Châu Thành, từ đầu năm đến nay, toàn huyện xảy ra 36 điểm sạt lở bờ sông. Theo đánh giá của ngành chức năng huyện Châu Thành, nguyên nhân chính xảy ra sạt lở bờ sông trên địa bàn huyện là do ảnh hưởng dòng nước chảy. Theo đó, hầu hết các tuyến sông, kênh, rạch tại địa phương đều có nhiều ngã ba, ngã tư và cong vẹo; trong khi cao độ của thủy triều từ mặt lộ đến đáy sông là 3-4m. Chính vì vậy, khi thủy triều lên và xuống thì tạo ra áp lực nước rất cao do tác động dòng chảy và tạo những dòng xoáy vào bờ sông gây sạt lở. Ngoài những điểm đã sạt lở từ đầu năm đến nay thì toàn huyện Châu Thành hiện còn có khoảng 27 tuyến có nguy cơ xảy ra sạt lở rất cao.  

Theo nhận định của ngành chức năng tỉnh, những ngày tới, tốc độ dòng chảy tại các sông mạnh hơn, mưa đầu mùa với lượng tương đối lớn và tập trung, sinh dòng chảy mặt mạnh kết hợp với đất ở bờ sông, kênh đang tơi xốp, nứt, nẻ. Do đó, khả năng sạt, lở bờ sông, kênh, rạch với quy mô vừa và nhỏ ở mức độ cao, diễn biến phức tạp. Các địa phương có nguy cơ cao xảy ra sạt lở là huyện Châu Thành, thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành A. Vì vậy, việc tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông gây ra là nhiệm vụ cấp bách mà các địa phương trên địa bàn tỉnh cần triển khai. 

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, sau khi xảy ra những vụ sạt lở gần đây, đều có lực lượng phối hợp Ủy ban nhân dân xã điều động dân quân tự vệ, Công an, các đoàn thể cùng người dân dọn dẹp điểm sạt lở, ổn định đời sống người dân trong khu vực bị ảnh hưởng.  Để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang đề nghị các địa phương chỉ đạo bộ phận chuyên môn kiểm tra, tổng hợp, theo dõi điểm xung yếu về sạt lở, cắm biển cảnh báo để người dân tránh xa khu vực nguy hiểm; vận động bà con di dời tài sản có giá trị đến nơi an toàn. Khi phát hiện dấu hiệu xảy ra sạt lở (dòng nước xoáy sát bờ sông, rạch, hàm ếch, vết nứt sâu, dài hoặc có dấu hiệu sụt lún...), người dân cần chủ động thông báo với chính quyền địa phương.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan của địa phương thực hiện cắm biển cảnh báo tại những điểm có nguy cơ sạt lở cao gắn với tuyên truyền, vận động để người dân biết và cùng với chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm hạn chế xảy ra sạt lở.

Trong đó, đối với những điểm có nguy cơ sạt lở cao thì người dân không nên xây dựng nhà, đồng thời chủ động đốn những cây cổ thụ nằm cặp mé sông để hạn chế tải trọng cho mé kênh, sông, rạch. Mặt khác, nông dân có thể tận dụng những vật dụng sẵn có ở địa phương để làm rào chắn gắn với nuôi giữ lục bình hoặc làm bờ kè sinh thái bằng việc trồng cây xanh như tràm, bần… nhằm hạn chế sóng tàu, ghe đi ngang đánh vào bờ gây sạt lở.

Kè sinh thái dọc tuyến sông huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: BND. 

Nằm ở hạ lưu sông Mekong, những năm qua, tỉnh Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung đang xảy ra tình trạng sạt lở khá nghiêm trọng, gây thiệt hại về vật chất, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Hiện trạng sạt lở ở Hậu Giang diễn ra với nhiều mức độ, từ xói mòn nhẹ đến sạt lở tổng thể rất nghiêm trọng. Sạt lở thường xảy ra với các dạng như: trượt khối lớn, mái bờ mất ổn định; xói mòn, xói hàm ếch; xói ngầm;...

Để phòng ngừa, hạn chế thiệt hại từ tình trạng này, trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp như: sử dụng cây xanh (trồng tre, trồng bần, trồng dừa nước), giải pháp kè bằng cọc cây, bằng tường chịu lực, tường cọc bê tông cốt thép hay kè sinh thái. Việc xây dựng kè sinh thái được xem là giải pháp hiệu quả, vừa tiết kiệm được chi phí, thân thiện với môi trường, lại giúp người dân có được nguồn thu nhập từ những loại cây trồng trên đất. Mô hình này được đánh giá rất phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

 

Hồng Thái

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline