Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 15:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Hà Tĩnh: Chủ động ứng phó, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai

Thứ bảy, 14/12/2024 06:12

TMO - Trong những năm qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của nhà nước, người dân. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm chủ động ứng phó, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai.

Gần đây nhất, cơn bão số 4/2024 đã khiến Hà Tĩnh phải chịu một số thiệt hại nhất định. Mặc dù các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 4 cũng như tình hình mưa lũ để thông báo kịp thời đến người dân, song do mưa lớn đã khiến một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị ngập lụt, sạt lở, gây ách tắc giao thông.

Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh, từ ngày 18/9 tới sáng 19/9, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xảy ra dông, lốc xoáy, gây ra một số thiệt hại, khiến gần 60 ngôi nhà, công trình của người dân bị tốc mái, nhiều cột điện, cây trồng bị gãy đổ. Ước tính thiệt hại hàng tỷ đồng.

Trước đó vào năm 2020, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Hà Tĩnh khiến 7 người chết, khoảng 4.300 ngôi nhà tốc mái, hư hỏng..., với tổng thiệt hại lên tới gần 5.400 tỷ đồng.

Nhằm khắc phục thiệt hại và chủ động ứng phó với thiên tai xảy ra, ngay từ năm 2020 tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020 và định hướng, giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Qua 4 năm thực hiện nghị quyết, đến nay 2024 các địa phương, đơn vị đã nỗ lực, tập trung nguồn lực triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả rõ nét. Lãnh đạo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh cho biết, sau khi Nghị quyết 01 được thông qua, Tỉnh ủy tiếp tục ban hành Quyết định số 22-QĐ/TU ngày 20/11/2020 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà văn hoá cộng đồng kết hợp phòng, tránh bão, lũ và nhà kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết tại Văn bản số 511/KH-UBND ngày 31/12/2020, giao các sở, ngành, địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện đảm bảo phát huy hiệu quả nghị quyết. Nhìn chung, công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 01 được triển khai nghiêm túc, nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, góp phần khắc phục nhanh hậu quả do thiên tai gây ra.

Thực hiện Nghị quyết 01, Hà Tĩnh ưu tiên nguồn lực khôi phục ngay các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống; đảm bảo các cơ sở y tế, trường học, điện, nước sạch sinh hoạt trở lại hoạt động bình thường trong tháng 11/2020.

Bộ đội cứu hộ người dân tại xã Cẩm Duệ (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trong trận lũ lịch sử năm 2020. (Ảnh minh hoạ: HT). 

Cùng đó, tỉnh huy động các nguồn lực, tập trung khôi phục, sửa chữa…để phục vụ sản xuất và ổn định cuộc sống của người dân. Lãnh đạo UBND huyện Cẩm Xuyên thông tin, trận lũ lịch sử hồi tháng 10/2020 gây hậu quả nặng nề cho các xã, khiến 1 người chết, 50 người bị thương; hàng trăm nhà ở hư hỏng …; tổng thiệt hại ước tính hơn 1.700 tỷ đồng. Ngay sau đó, huyện Cẩm Xuyên tập trung khôi phục, sửa chữa nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu bị hư hại như: giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc...

Triển khai Nghị quyết 01, trên cơ sở hỗ trợ của tỉnh, huyện ưu tiên huy động các nguồn lực, tập trung khôi phục, sửa chữa nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu bị hư hại để phục vụ sản xuất và ổn định cuộc sống của người dân với tổng kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Huyện cũng đã chủ động lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ tỉnh, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, đồng thời huy động đóng góp từ Nhân dân để xây dựng 15 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ.

Tiến hành xây mới, nâng cấp 143 nhà ở cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai. Cùng đó, địa phương ban hành các chính sách hỗ trợ để sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh, bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra...

Mặc dù thiên tai đã gây thiệt hại không ít cho Hà Tĩnh, tuy nhiên địa phương này vẫn luôn nỗ lực để phát triển đột phá. Hiện nay, Hà Tĩnh đang chú trọng triển khai các công trình trọng điểm trên địa bàn. Theo lãnh đạo BQL Dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị đang tập trung đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đầu tư xây dựng cảng cá Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên) với tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng. Khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, công trình góp phần hoàn thiện hệ thống cảng cá trên địa bàn Hà Tĩnh phù hợp với quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời đáp ứng nhu cầu hậu cần nghề cá, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường; khôi phục, phát triển sản xuất thủy sản và xây dựng nông thôn mới.

Lãnh đạo UBND xã Hòa Lạc (Đức Thọ) cho biết, công trình cảng cá Cửa Nhượng không chỉ có ý nghĩa trong việc phòng, tránh bão, lũ mà đã phát huy, nhân rộng thành công mô hình "Nhà văn hóa cộng đồng - ngôi nhà trí tuệ" nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống, học tập, lao động và sản xuất, phát triển văn hóa đọc trong các tầng lớp Nhân dân; rèn luyện kỹ năng sống, hướng tới xây dựng và phát triển cộng đồng.

Hà Tĩnh là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ. (Ảnh minh hoạ: AT). 

Cùng với việc phát triển, xây dựng các công trình, việc chủ động ứng phó với thiên tai rất quan trọng. Theo Lãnh đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Tĩnh cho biết, nhận định thời tiết, thiên tai trên địa bàn thời gian tới hết sức phức tạp, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Vì vậy, công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai phải được cả hệ thống chính trị tiếp tục quan tâm và đặt lên hàng đầu, nhất là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Do đó, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục triển khai kịp thời các quy định của Chiến lược Quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong công tác phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước; từng bước xây dựng tỉnh Hà Tĩnh có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng…

Để chủ động phòng chống thiên tai, giảm thiệt hại về người và tài sản những tháng cuối năm và mùa mưa, bão kế tiếp, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt, từ sớm, từ xa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chương trình, kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách địa bàn; thành lập và tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương.

Có thể thấy rằng, từ những giải pháp trên đã nâng cao nhận thức về thiên tai, năng lực ứng phó thiên tai cho đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai, cán bộ chính quyền cơ sở và người dân tỉnh Hà Tĩnh, góp phần xây dựng cộng đồng cấp xã, huyện an toàn trước thiên tai, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Từng bước hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng chống thiên tai của đại đa số người dân, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai. Với sự quyết tâm, vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, ngành, sự đồng lòng, hưởng ứng của các tầng lớp Nhân dân, năng lực phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay đã có những bước phát triển rõ rệt. Từ đó ổn định, đảm bảo cuộc sống của người dân mỗi khi có thiên tai, bão lũ xảy ra.

 

 

Thế Quyền

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline