Hotline: 0941068156

Thứ hai, 31/03/2025 09:03

Tin nóng

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Những “cột mốc xanh” nơi đảo xa

Thứ hai, 31/03/2025

Hà Nội xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia

Thứ ba, 25/02/2025 10:02

TMO - TP. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ hoàn thiện các chính sách về đo đạc và bản đồ, đồng thời cập nhật cơ sở dữ liệu bản đồ địa lý quốc gia với độ chính xác cao, đáp ứng nhu cầu quản lý, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Để thúc đẩy chuyển đổi số, sử dụng, khai thác hiệu quả đất đai, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 283/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-CP, ngày 27/3/2023 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thiện thể chế chính sách về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thành phố sẽ tập trung cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, cũng như biên tập bản đồ địa hình với tỉ lệ chi tiết (1:2.000 và 1:5.000) đồng bộ, thống nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu

Xây dựng, chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu không gian địa lý, dữ liệu đo đạc và bản đồ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của UBND TP.Hà Nội. Từ đó, quản lý hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia theo phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm tích hợp, chia sẻ dữ liệu không gian địa lý giữa các cơ quan, ban ngành, giữa trung ương với địa phương phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; tham gia, kết nối vào mạng lưới hạ tầng dữ liệu không gian địa lý toàn quốc.

Thành phố phấn đấu đến năm 2045, phát triển công tác Đo đạc Bản đồ và Viễn thám thành phố Hà Nội, trở thành ngành điều tra cơ bản hiện đại, làm chủ các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Quản lý, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý trên địa bàn thành phố, duy trì, nâng cao giá trị thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, đáp ứng yêu cầu về dữ liệu không gian địa lý, phục vụ các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, nền kinh tế số, xã hội số;

Tham gia, kết nối vào mạng lưới hạ tầng dữ liệu không gian địa lý toàn quốc. Bảo đảm 100% dữ liệu không gian địa lý kết nối, chia sẻ trên toàn quốc phục vụ cung cấp thông tin, dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân. Ứng dụng rộng rãi công nghệ viễn thám, sử dụng sản phẩm, dữ liệu viễn thám trong các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thiện thể chế chính sách về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, Hà Nội đã thẩm định hơn 1.000 bản đồ hiện trạng phục vụ công tác quy hoạch, cấp chỉ giới đường đỏ, đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng đã cấp phép cho 57 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ, bảo đảm việc thu thập, cập nhật dữ liệu đất đai diễn ra đồng bộ, chính xác.

Một trong những dự án trọng điểm là Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn thành phố. Trong đó, công tác đo đạc đã hoàn thành tại 27 quận, huyện, thị xã (3 huyện còn lại là Đan Phượng, Quốc Oai, Ứng Hòa đã triển khai theo Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam - VLAP);

Bên cạnh đó, nghiệm thu lập bản đồ nội nghiệp đối với 308/489 xã, phường, thị trấn và cơ bản kê khai 270/489 xã, phường, thị trấn (còn lại 219 xã, phường, thị trấn các đơn vị đang thực hiện). Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đang xây dựng cơ sở dữ liệu tại 290/489 xã (trong đó 30 xã đã nhập dữ liệu trên Excel, còn lại 160 xã, phường, thị trấn đang kê khai đăng ký đất đai).

Ngoài ra, Sở đã cập nhật trên bản đồ đối với 26.505 thửa đất tại dự án phát triển nhà ở; các khu đất đấu giá, đất dịch vụ, đất giãn dân; đồng thời, cập nhật biến động đất đai vào hồ sơ địa chính đối với 81.245 thửa…Thời gian tới, ngành TN&MT Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong công tác quản trị đất đai, góp phần thiết thực vào công cuộc số hóa quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế số, nhằm quản lý đất đai ngày càng hiện đại, minh bạch, hiệu quả. 

 

 

Mạnh Cường

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline