Hotline: 0941068156

Thứ năm, 04/07/2024 23:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 04/07/2024

Hà Nội: Hàng trăm công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp

Thứ tư, 12/06/2024 05:06

TMO - Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 405 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, cần đầu tư kinh phí sửa chữa lớn. 

Thống kê của các tổ chức thủy lợi cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 405 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, cần đầu tư kinh phí sửa chữa lớn, trong đó có 174 trạm bơm, 65 cống, 16 hồ thủy lợi. Thời gian qua, TP.Hà Nội đã dành nguồn lực để tu sửa các công trình thủy lợi, song trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều công trình thủy lợi như trạm bơm, cống, kênh, đập hồ thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, giảm hiệu suất tiêu úng cho sản xuất nông nghiệp, nhất là trong mùa mưa bão năm 2024. 

Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội) cho biết, những năm qua, thành phố Hà Nội luôn quan tâm, dành nguồn lực lớn để sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi; trong đó có các trạm bơm tiêu quy mô lớn như Yên Nghĩa (quận Hà Đông), Bộ Đầu (huyện Thường Tín), Văn Khê (huyện Mê Linh)... Tuy nhiên, do phần lớn được xây dựng từ những năm 1960-1970, nên hiện nay trên địa bàn vẫn còn nhiều công trình bị xuống cấp, giảm hiệu suất. 

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 405 công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, cần đầu tư kinh phí sửa chữa lớn. Ảnh: TTX. 

Cụ thể, tại các huyện trọng điểm sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội như Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức..., các trạm bơm tiêu úng cho các vùng sản xuất đã xuống cấp nghiêm trọng. Trong đó, các trạm bơm tiêu úng Triều Đông, Phương Trung, Thượng Phúc, Chi Lăng 2, Đốc Tín, Phù Lưu Tế 1, An Phú. Sau nhiều năm khai thác, nhiều hạng mục công trình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, như bể xả nằm trên bề mặt cống tiêu tự chảy bị lún, nứt, nghiêng, ống hút bị mọt thủng...Ngoài ra, trạm lại không có nhà quản lý, nền đặt máy bơm nằm trên cơ đê hữu Nhuệ, có nguy cơ cao xảy ra sự cố khi mực nước sông dâng cao…

Ngoài trạm bơm xuống cấp, nhiều trục kênh tiêu nằm trên địa bàn các quận, huyện Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, như: Sông Nhuệ, Vân Từ, Ngọ Hạ, Máng 7, Cầu Nẩy, Yên Cốc, Phụ Chính, Hạ Dục - Thượng Vực, Phù Lưu Tế, Bạch Tuyết... đều trong tình trạng sụt sạt, lòng dẫn bị bồi lắng, mặt cắt không bảo đảm so với thiết kế ban đầu. Không chỉ có trạm bơm, trục kênh tiêu xuống cấp mà nhiều hạng mục thuộc các hồ thủy lợi: Suối Hai (huyện Ba Vì), Văn Sơn (huyện Chương Mỹ), Quan Sơn (huyện Mỹ Đức)... cũng bị xuống cấp, tồn tại nhiều ẩn họa. 

Trước tình hình này, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã phối hợp với các tổ chức thủy lợi và quận, huyện, thị xã kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình trước mùa mưa, bão năm 2024. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cũng đã đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, xây mới, bảo đảm an toàn, phát huy năng lực của công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh, phòng chống thiên tai trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn. Ảnh: HNM. 

Trước mắt, Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị các tổ chức thủy lợi thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc tu bổ, sửa chữa hư hỏng tại các trạm bơm, cống tiêu, hồ, đập, thiết bị điện; nạo vét bể hút trạm bơm, kênh, mương, đặc biệt là hệ thống công trình phục vụ chống úng. Bên cạnh đó, các công ty thủy lợi thành phố xây dựng phương án phòng, chống úng ngập, bảo đảm an toàn đập, hồ thủy lợi trong mùa mưa, bão năm 2024...

Các quận, huyện, thị xã cần bố trí nguồn lực, chỉ đạo đơn vị chức năng sửa chữa, chống xuống cấp các công trình thủy lợi được giao quản lý theo phân cấp; nạo vét hệ thống kênh, mương, bảo đảm 100% công trình vận hành an toàn, hiệu quả;... Đặc biệt, các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với tổ chức thủy lợi kiên quyết ngăn chặn, xử lý những vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; tổ chức giải tỏa ngay những vi phạm làm cản trở dòng chảy trên hệ thống kênh, mương, nhất là trục chính sông Nhuệ và các tuyến kênh tiêu lớn...

Thực tế cho thấy, biến đổi khí hậu khiến thời tiết, thiên tai ngày càng cực đoan, khó lường. Vì vậy, việc tăng nguồn lực hơn nữa để đầu tư cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi không chỉ giúp bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp, mà còn giúp giảm úng ngập khu dân cư, ổn định đời sống nhân dân trong mùa mưa, bão. 

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay trên địa bàn cả nước có 6.750 hồ chứa thủy lợi. Trong thời gian vừa qua được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ cũng như nỗ lực của các địa phương, phần lớn các hồ chứa lớn có dung tích từ 3 triệu m3 trở lên đã được sửa chữa bảo đảm an toàn.

Theo thống kê của 45 địa phương thì có khoảng 1.159 hồ chứa thủy lợi đang bị hư hỏng, xuống cấp. Trong đó, có 338 hồ chứa thủy lợi hư hỏng nặng, 555 hồ chứa hư hỏng vừa và 266 hư hỏng nhẹ. Việc các hồ chứa thủy lợi xuống cấp gây nguy cơ mất an toàn cao, không phát huy được hết năng lực. Ngoài ra, chi phí quản lý vận hành tốn kém hơn, hiệu quả thấp, không đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh.

Hiện tại, theo sự phát triển của kinh tế-xã hội, khu vực hạ du đang dần hình thành các khu đô thị, thành phố dẫn đến hệ quả hành lang thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi đang bị thu hẹp lại; lưu lượng xả của các hồ chứa nếu xả theo thiết kế sẽ gây ngập lụt cho khu vực hạ du. Để hạn chế tình trạng này các bộ, ngành, địa phương cần kiểm tra, đánh giá hiện trạng các hồ chứa thủy lợi để sớm sửa chữa các công trình, hạng mục có nguy cơ mất an toàn cao trước mưa, bão; hỗ trợ kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp hồ chứa theo hướng sắp xếp thứ tự ưu tiên để sửa chữa, nâng cấp các công trình hư hỏng nặng trước.

 

 

Ngọc Minh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline