Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 25/07/2025 21:07

Tin nóng

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thứ sáu, 25/07/2025

Hà Tĩnh: Đề xuất sửa chữa hàng loạt hồ đập bị xuống cấp nghiêm trọng

Thứ năm, 24/07/2025 06:07

TMO - Nhiều hồ đập trên địa bàn Hà Tĩnh đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. Trước thực trạng này, tỉnh đã đề xuất Trung ương hỗ trợ nguồn vốn để sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo an toàn công trình và ổn định sản xuất.

Theo thống kê của ngành chức năng, Hà Tĩnh hiện có hàng chục hồ đập đã xuống cấp nghiêm trọng, trong đó nhiều công trình được xây dựng từ thập niên 80, 90 của thế kỷ trước, đến nay chưa được đầu tư sửa chữa đồng bộ. Các hạng mục như thân đập, cống, tràn xả lũ... xuất hiện tình trạng rò rỉ, sạt lở, hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến khả năng tích nước và điều tiết dòng chảy.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, mưa lũ diễn biến phức tạp, những hồ đập này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, đe dọa đến đời sống, sản xuất và tính mạng của người dân vùng hạ du.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đề xuất hỗ trợ nguồn vốn gần 560 tỷ đồng để triển khai sửa chữa, nâng cấp 35 hồ chứa nước lớn nhỏ. Ngoài việc đảm bảo an toàn công trình, việc đầu tư này còn góp phần nâng cao hiệu quả tích trữ, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Đây là giải pháp cần thiết để ứng phó với thiên tai và bảo vệ sinh kế bền vững cho người dân trong vùng.

Cụ thể, tỉnh Hà Tĩnh đã đề xuất Trung ương hỗ trợ đầu tư, sửa chữa 44 công trình hồ, đập đã xuống cấp nghiêm trọng với tổng kinh phí dự kiến 559,3 tỷ đồng. Đơn cử, hồ chứa Cha Chạm có dung tích thiết kế 0,66 triệu m³, đóng vai trò cấp nước tưới cho 38 ha đất nông nghiệp và một phần tuyến kênh chính Khe Táy tại xã Hương Phố.

Qua thời gian dài khai thác, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2023, hồ từng bị sạt trượt mái thượng lưu và đã được sửa chữa tạm thời. Tuy nhiên, các đợt mưa lớn trong tháng 5 và 6/2025 tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng sạt lở; nhiều đoạn đã bị sạt sâu vào phần đỉnh đập, thân đập xuất hiện vết nứt kéo dài hàng chục mét.

Ngoài ra, tràn xả lũ vẫn là tràn đất, chưa được kiên cố. Cống lấy nước rò rỉ, không có cầu công tác, các thao tác đóng mở vẫn phải thực hiện thủ công. Trước nguy cơ mất an toàn cao, công trình đã được đơn vị quản lý khai thác tháo cạn không tích nước, đồng thời tiến hành sửa chữa tạm thời phần mái thượng lưu đập và hạ cao trình ngưỡng tràn nhằm tăng cường khả năng thoát lũ. Đại diện Trạm Đá Hàn (Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh) cho biết, điều đáng lo ngại nhất là nếu tiếp tục tích nước, hồ có thể sạt lở bất cứ lúc nào trong mùa mưa lũ, ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 500 hộ dân sinh sống tại các thôn Trung Hải, Đông Thịnh, Thượng Hải (xã Hương Phố) chỉ cách chân đập khoảng 1 km.

Hồ chứa xuống cấp nghiêm trọng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. (Ảnh: DN). 

Công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương kiến nghị các cấp có thẩm quyền sớm bố trí kinh phí sửa chữa, khắc phục để đảm bảo an toàn cho người dân. Không chỉ Cha Chạm, hồ chứa nước Cu Lây - Trường Lão (xã Tùng Lộc) sau hàng chục năm khai thác cũng đã xuống cấp nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, theo thông tin của UBND xã Tùng Lộc, tường bên trái dốc nước đã nghiêng, xuất hiện nhiều vết nứt; đoạn tường cuối bị gãy đổ hoàn toàn; đáy dốc nước có những điểm nứt dài. Đặc biệt, kênh dẫn hạ lưu đã bị xói lở nghiêm trọng, ăn sâu vào đất hai bên, nguy cơ cao sẽ gây ra xói lở, sập đổ các phần hạ lưu tràn xả lũ, sân sau tiêu năng và phần tiêu năng của công trình. Ngoài ra, hiện nay, nhiều công trình khác như hồ Khe Đá (xã Sơn Kim II), hồ Đập Bạng (xã Toàn Lưu), hồ Khe Sung (xã Kỳ Lạc), hồ Vực Rồng (xã Sơn Tiến), hồ Mục Bài (xã Hương Xuân),… cũng đang trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng. Nguy cơ mất an toàn công trình trong mùa mưa bão rất lớn.

Hiện trên địa bàn Hà Tĩnh có 348 hồ chứa nước thủy lợi với tổng dung tích đạt trên 1,6 tỷ m3. Hằng năm, hệ thống hồ đập đã cung cấp nước tưới cho hơn 58.000 ha đất trồng lúa/năm và cây trồng cạn, cấp nước phục vụ công nghiệp, dân sinh, nuôi trồng thủy sản, góp phần cắt giảm lũ hạ du và cải tạo môi trường sinh thái. Tuy nhiên, phần lớn các hồ chứa được xây dựng cách đây từ 40 - 50 năm (đặc biệt là các hồ chứa nhỏ). Qua thời gian sử dụng lâu dài, chịu tác động thiên tai, thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng nên hàng loạt công trình đã bị xuống cấp, nguy cơ mất an toàn cao.

Dù đã có sự quan tâm từ Trung ương, các tổ chức quốc tế và nỗ lực huy động nguồn lực địa phương, trong giai đoạn 2020 - 2025, Hà Tĩnh mới chỉ sửa chữa, nâng cấp được 35 hồ chứa thủy lợi với tổng kinh phí hơn 350 tỷ đồng. Hiện nay, toàn tỉnh vẫn còn tới 116 công trình hồ, đập bị hư hỏng, xuống cấp, trong đó 44 công trình hư hỏng nặng, nếu không xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ cao xảy ra sự cố công trình, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân

Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, sau khi các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tiến hành rà soát, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ NN&MT đề xuất xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ đầu tư sửa chữa 44 công trình có mức độ nguy hiểm cao. Đối với các công trình còn lại, tỉnh sẽ tiếp tục cân đối, huy động nguồn lực địa phương để sửa chữa, nâng cấp.

Trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, cực đoan, mưa, lũ xảy ra với cường độ lớn, không theo quy luật, vượt tần suất, khó dự báo, việc đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình thủy lợi là yêu cầu cấp thiết trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sản xuất và đời sống người dân một cách bền vững.

Trước đó, ngày 9/4/2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về công tác phòng công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2025.

Nâng cấp hồ chứa nhằm đảm bảo hệ thống công trình thuỷ lợi cũng như tính mạng người dân, nhất là trong cao điểm mưa lũ. 

Chỉ thị nêu rõ các nhiệm vụ cụ thể đối với các sở, ban ngành. Trong đó, Sở Nông nghiệp và Môi trường cần Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ động tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và TKCN theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các chủ quản lý công trình thủy lợi, đê điều thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều theo quy định pháp luật hiện hành.

Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai nhằm phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình; xây dựng, phê duyệt và triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình, nhất là các vị trí, khu vực trọng điểm xung yếu theo phương châm “4 tại chỗ”; tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi, đê điều trước mùa mưa, lũ và báo cáo kết quả kiểm tra về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo quy định…

Bên cạnh đó các Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Đài khí tượng Thuỷ văn tỉnh, Sở Công thương,… phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát hiện trạng hồ đập trên địa bàn. Công tác đánh giá mức độ xuống cấp, lập phương án sửa chữa và đảm bảo an toàn công trình được triển khai khẩn trương nhằm ứng phó hiệu quả với mùa mưa lũ hiện nay.

Việc nhiều hồ đập tại Hà Tĩnh bị xuống cấp nghiêm trọng không chỉ đặt ra bài toán về an toàn công trình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế, an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mưa lớn và lũ lụt diễn biến phức tạp, việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa hệ thống hồ đập là yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lực hỗ trợ, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ban, ngành trong công tác quản lý, giám sát, bảo trì công trình để đảm bảo hiệu quả lâu dài.

 

 

Bình An

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline