Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/07/2025 00:07

Tin nóng

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

Thứ ba, 22/07/2025

Hà Nội chủ động phòng, chống sạt lở đất đá ở nhiều khu vực

Thứ hai, 21/07/2025 18:07

TMO - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có chỉ đạo khẩn, yêu cầu các địa phương, đơn vị chức năng chủ động phương án phòng ngừa, ứng phó, nhất là đối với nguy cơ xảy ra sạt lở tại một số khu vực. 

Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, thành phố có gần 27.100ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó nhiều  khu vực rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và đất lâm nghiệp phân bố rải rác ở các xã có địa hình đồi núi dốc đứng, địa chất yếu, tầng phủ mỏng và thường xuyên chịu tác động của mưa lớn kéo dài. Trên địa bàn các xã: Xuân Mai, Hương Sơn, Kim Anh, Phú Cát, Quốc Oai, Yên Bài, Ba Vì… từng ghi nhận các vụ sạt lở, đổ cây rừng gây ách tắc giao thông, hư hại nhà cửa, thậm chí làm bị thương người dân.

Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội giao Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và các địa phương, đơn vị liên quan triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng chống sạt lở. UBND các địa phương có rừng được yêu cầu chủ động rà soát các điểm đồi núi, ven sông suối, khu vực có độ dốc cao dễ xảy ra lũ quét, sạt lở khi có mưa lớn; có phương án sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm, bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản; thông tin kịp thời về các dấu hiệu lũ quét, sạt lở đất rừng phải được gửi về Chi cục Kiểm lâm để tổng hợp, chỉ đạo xử lý. 

Lực lượng kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền cấp xã, trưởng thôn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân cảnh giác cao độ, đặc biệt tại các khu vực đồi gò, dân cư ven rừng. Các hộ nhận khoán bảo vệ rừng cũng được nhắc nhở thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, chủ động thông báo hiện tượng bất thường như vết nứt đất, sụt trượt...

UBND các địa phương có rừng được yêu cầu chủ động rà soát các điểm đồi núi, ven sông suối, khu vực có độ dốc cao dễ xảy ra lũ quét, sạt lở khi có mưa lớn... 

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội – đơn vị quản lý diện tích rừng bán tự nhiên lớn trên địa bàn thành phố đã kích hoạt phương án ứng phó 24/24 giờ. Lực lượng tuần tra được bố trí trực chiến tại các khu vực trọng điểm, sẵn sàng phối hợp cùng chính quyền địa phương sơ tán động vật, ngăn ngừa tình trạng cây rừng gãy đổ hoặc gây ách tắc trong mùa mưa bão.

Hạt Kiểm lâm các địa phương được yêu cầu báo cáo nhanh về Chi cục khi phát hiện các vụ sạt lở, lũ ống, lũ quét thông qua đường dây nóng 0248.589.3808  giúp nâng cao hiệu quả xử lý và cứu hộ tại chỗ trong tình huống khẩn cấp.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các địa phương trên địa bàn TP.Hà Nội đã chủ động thành lập nhiều đoàn kiểm tra khu vực có nguy cơ sạt lở, đê điều, kênh tiêu trọng yếu, điểm đê xung yếu, trọng điểm trên địa thành phố với phương châm "4 tại chỗ".

Sở Y tế thành phố đề nghị các đơn vị theo dõi sát diễn biến cơn bão số 3 trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ động đối phó kịp thời với mọi diễn biến của mưa, bão. Các đơn vị bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh, cán bộ y tế, thuốc, vật tư và trang thiết bị; chủ động rà soát, kiểm tra cơ sở vật chất (lưu ý các cửa kính, cửa chớp các phòng trên tầng cao để có biện pháp an toàn); tăng cường chống gió lốc, ngập, úng, nhất là tại các đơn vị ở vùng trũng, thấp có khả năng ngập úng cao.

Cùng với đó, sẵn sàng nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; đáp ứng nhiệm vụ trực ban, trực cấp cứu 24/24giờ, sẵn sàng tiếp nhận và cấp cứu cho nạn nhân bị ảnh hưởng của mưa, bão. Các đội cấp cứu cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu khi có lệnh.../.

 

 

Thu Hương 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline