Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 20:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Hà Giang: Hơn 1.500 ha cam bị vàng lá, khô đầu cành

Chủ nhật, 07/08/2022 14:08

TMO - Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp tỉnh Hà Giang, đến nay tổng diện tích cam có hiện tượng bị vàng lá, khô đầu cành, sinh trưởng, phát triển kém và chết ở 2 huyện Bắc Quang và Quang Bình là 1.560,79 ha, phần lớn hiện tượng này xảy ra trên cây cam Sành.

Ngành chức năng kiểm tra, đánh giá nguyên nhân cam bị vàng lá tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, tình trạng cây cam bị hiện tượng trên xuất hiện từ năm 2021 nhưng bắt đầu lan rộng từ đầu đầu năm nay, nhất là sau những đợt mưa đầu mùa. Trong đó, huyện Bắc Quang là 979,69 ha/1.146 hộ ở 20 xã, thị trấn; Quang Bình 581,1ha ở 9 xã, thị trấn.

Qua kiểm tra thực tế và khảo sát các hộ trồng cam tại xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang), ngành chuyên môn và các chuyên gia nhận định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vàng lá, khô cành trên cây cam được xác định do quy trình canh tác chưa đảm bảo, người dân chưa bổ sung dinh dưỡng đúng, đủ theo thời gian sinh trưởng, phát triển của cây, nhất là các loại phân hữu cơ và còn tình trạng còn sử dụng thuốc trừ cỏ, khiến độ PH trong đất giảm; tích tụ nhiều mầm bệnh như nấm gây hại Fusarium và Pythium/Phytopythium, bệnh Greening và phát triển diện tích cam không đúng vùng quy hoạch…

Một vườn cam tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang bị vàng lá, khô đầu cành.

Từ kết quả kiểm tra, Sở NN&PTNT yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể các diện tích bị vàng lá, khô đầu cành, xác định rõ diện tích có nhu cầu chuyển đổi sang các loại cây trồng khác và diện tích phục hồi lại, nhất là những diện tích đang thụ hưởng chính sách vay vốn hỗ trợ của Nghị quyết 58 của HĐND tỉnh; đồng thời đề xuất tỉnh các giải pháp hỗ trợ chủ vườn khắc phục; tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng quy trình sản xuất, khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở NN&PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả tiếp tục nghiên cứu mô hình phục hồi cam đang thí điểm để đánh giá kết quả, thống nhất quy trình phục hồi những diện tích cam thoái hóa, vàng lá, khô đầu cành…

 

 

Thiên Trường 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline