Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 12:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Hà Giang: Học sinh được tìm hiểu sâu về văn hóa truyền thống qua các hoạt động ngoại khóa

Thứ sáu, 12/01/2024 10:01

TMO - Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc (VHDT) là chiến lược phát triển bền vững quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội trong đó giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục, các giá trị về vật chất và tinh thần, các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh nghiệm ứng xử, lối sống, ngôn ngữ, phong tục, tập quán… của các dân tộc được lưu truyền, tồn tích, vận hành nối liền các thế hệ. Giáo dục giúp cho học sinh hiểu biết về truyền thống, bản sắc VHDT, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em.

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, những năm gần đây, các trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã lồng ghép giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc địa phương vào các tiết học và các hoạt động ngoại khóa. Qua đó, nâng cao ý thức cho học sinh trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Mỗi dân tộc trong tỉnh Hà Giang đều có truyền thống, văn hóa đặc trưng cần được gìn giữ, lưu truyền và phát huy bản sắc riêng. Tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển giáo dục, trang bị cho học sinh những giá trị văn hóa, kỹ năng, kiến thức hiểu biết về truyền thống các dân tộc; tạo điều kiện tốt nhất giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Nhiều trường học quy định việc mặc trang phục truyền thống riêng từng dân tộc cho học sinh vào những ngày quy định trong tuần. Công tác giới thiệu, truyền dạy văn hóa truyền thống vào trường học với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng tích cực truyền dạy các nền văn hóa bản sắc riêng của từng dân tộc, như: Hát Sli, hát Lượn, dân ca Lô Lô, dân ca Mông… Các nhạc cụ đặc trưng cũng được chú trọng lưu truyền: Khèn Môi, khèn Lá, sáo Mông, đàn Tính...

Học sinh Trường Tiểu học Phong Quang, xã Phong Quang (Vị Xuyên) mặc trang phục truyền thống của dân tộc vào các ngày quy định - Ảnh: BHG.

Tại Trường PTDT Nội trú THPT tỉnh Hà Giang, gần 100% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Việc đưa văn hóa truyền thống (VHTT) vào giảng dạy trong nhà trường trở thành nền nếp thông qua các hoạt động: Tích hợp lịch sử, văn hóa vào các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; tuyên truyền VHTT tại các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp; tổ chức hội thi giới thiệu VHTT bằng tiếng Anh; bố trí không gian thư viện xanh trưng bày, giới thiệu nhạc cụ, trang phục dân tộc; thành lập CLB bảo tồn văn hóa dân gian; tham gia trình diễn văn hóa tại Phố đi bộ Nguyễn Trãi và các hội nghị quan trọng cấp tỉnh; tổ chức sân chơi vũ diệu trẻ, hội chợ quê, xây dựng các video clip giới thiệu VHTT, tái hiện các trích đoạn lễ hội.

Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú THPT tỉnh Hà Giang Phạm Thị Hà cho biết: “Thông qua nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, do chính các em HS là hạt nhân sáng tạo, tham gia đã khơi dậy tình yêu đối với VHTT và ý thức bảo vệ, gìn giữ, lan tỏa VHTT trong các em HS, tạo nên bức tranh dân tộc đa sắc màu, nuôi dưỡng tâm hồn, giúp các em phát triển toàn diện hơn”.

Liên hoan dân ca, dân vũ học sinh phổ thông cấp tỉnh lần thứ 2 năm 2023 là hoạt động thiết thực nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 27 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 12 của UBND tỉnh về triển khai giáo dục kỹ năng sống, lịch sử, văn hóa truyền thống cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Câu lạc bộ múa khèn Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Xín Mần thường xuyên luyện tập, biểu diễn - Ảnh: BHG.

Tại buổi liên hoan, hơn 300 em học sinh của các đội thi đã đem đến những tiết mục văn hóa, văn nghệ, những làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc như: hát Then, hát Lượn, hát Sli mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc. Thông qua đó, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh, khơi dậy tinh thần đam mê học hỏi, tìm hiểu các phong tục tập quán, lễ hội, trò chơi dân gian của dân tộc mình và các dân tộc khác. Đồng thời, thúc đẩy công tác sưu tầm và khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc tỉnh Hà Giang.

Em Hoàng Duy Mạnh, HS lớp 8A2, Trường THCS Ngọc Hà (thành phố Hà Giang) chia sẻ: “Thông qua những tiết mục biểu diễn, em mong muốn giới thiệu những nét đẹp VHTT của các dân tộc trên địa bàn thành phố đến với mọi người, từ đó lan tỏa đến cộng đồng thông điệp gìn giữ, phát huy văn hóa của địa phương, dân tộc mình”.

Là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với đa dạng, đặc sắc VHTT các dân tộc, những năm qua, thực hiện kế hoạch của tỉnh về giáo dục lịch sử, VHTT cho HS phổ thông, các địa phương, trường học đã chủ động, linh hoạt, đổi mới trong triển khai thực hiện, phù hợp với nhiệm vụ và truyền thống văn hóa từng địa phương, dân tộc. Ngành Giáo dục biên tập và sử dụng bộ tài liệu Văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang vào giảng dạy trong các trường học, tập huấn cho trên 5.927 cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức tích hợp giáo dục kỹ năng sống, VHTT, bài trừ hủ tục vào chương trình giáo dục và các hoạt động của nhà trường. Giai đoạn 2020 - 2023, các đơn vị trường học tổ chức 1.297 chuyên đề giáo dục VHTT; triển khai trên 15.500 tiết dạy có tích hợp VHTT; thành lập 1.362 câu lạc bộ sở thích hoạt động văn hóa, văn nghệ; mời 387 nghệ nhân dân gian tham gia 4.200 buổi truyền dạy VHTT; tổ chức 464 buổi cho HS tham quan di tích lịch sử, làng nghề truyền thống; có 693 làn điệu dân ca, dân vũ được truyền dạy; 2.204 trò chơi dân gian được tổ chức; 4.625 đạo cụ, nhạc cụ, trang phục truyền thống được sử dụng trưng bày, biểu diễn.

Học sinh huyện Bắc Mê tìm hiểu không gian trưng bày, giới thiệu văn hóa truyền thống các dân tộc tại Liên hoan Dân ca dân vũ năm 2023 - Ảnh: BHG.

Nhiều địa phương, trường học có cách làm đổi mới, sáng tạo, hiệu quả như: Các trường học trên địa bàn huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh thành lập câu lạc bộ khèn Mông, sáo Mông, truyền dạy nghề làm khèn Mông, thêu dệt thổ cẩm, tuyên truyền gìn giữ và phát huy giá trị Công viên Địa chất toàn cầu Unesco Cao nguyên đá Đồng văn; các trường học huyện Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê truyền dạy nghề đan lát, làm đồ trang sức, công cụ lao động, hát Then, đàn Tính, múa cấp sắc dân tộc Dao; Trường TH&THCS xã Xuân Giang (Quang Bình) xây dựng không gian văn hóa dân tộc; Trường THCS thị trấn Vị Xuyên thành lập câu lạc bộ VHTT đàn Tính, hát Then; các Trường PTDT nội trú, bán trú cho học sinh mặc trang phục truyền thống dân tộc vào các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn.

Việc đưa văn hóa truyền thống vào trường học là việc làm hữu ích, các nhà trường cần bố trí đội ngũ giáo viên có tâm huyết, kinh nghiệm và sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa, tránh tạo áp lực cho học sinh; cân đối và sử dụng hiệu quả quỹ thời gian để truyền dạy văn hóa truyền thống. Đồng thời đổi mới phương thức giảng dạy, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia; khuyến khích học sinh thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và tiếp xúc với văn hóa các dân tộc khác để dòng chảy văn hóa được bổ sung, tương trợ, không ngừng được nuôi dưỡng, ngày càng phát triển. Học sinh sẽ tự nâng cao ý thức gìn giữ, trân trọng những nét đẹp truyền thống. Các trường đã chủ động xây dựng phòng văn hóa truyền thống các dân tộc, lồng ghép giới thiệu bản sắc dân tộc vào từng tiết học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh. 

 

 

Quốc Trường - Thục Vy

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline