Hotline: 0941068156

Thứ tư, 13/11/2024 14:11

Tin nóng

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 13/11/2024

Giữ gìn nghề đan lát truyền thống của đồng bào Cơ Tu

Thứ ba, 29/10/2024 06:10

TMO - Cơ Tu là một tộc người thiểu số ở nước ta, thường cư trú ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên (chủ yếu là hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam). Đồng bào dân tộc Cơ Tu có nền văn hoá độc đáo, với những nghề truyền thống đậm đà bản sắc, đặc biệt nhất phải kể đến nghề đan lát đã có từ lâu đời.

Nghề đan lát của người Cơ Tu đã có từ rất lâu, gắn với sự cần mẫn, khéo léo và sáng tạo của người đàn ông. Trong 54 dân tộc ở nước ta, rất nhiều dân tộc có nghề đan lát truyền thống, nhưng sản phẩm của người Cơ Tu có độ tinh xảo cao, mẫu mã đặc trưng, dễ nhận biết giữa rất nhiều sản phẩm của tộc người khác. Nghề đan lát, không chỉ giúp ích trong đời sống hàng ngày mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của họ.

Có thể nói, các sản phẩm của nghề đan lát, trước tiên, phục vụ nhu cầu trong sản xuất, sinh hoạt của đồng bào Cơ Tu. Sự đa dạng về mẫu mã, tính ứng dụng, thẩm mỹ cao đã tạo điều kiện để các sản phẩm của người Cơ Tu được trao đổi, mua bán với các dân tộc khác trong vùng.

Nghề đan lát của người Cơ Tu đã có từ lâu đời. 

Nguyên liệu chủ yếu của nghề đan lát là mây, tre, lồ ô, dứa… là những nguyên liệu dễ kiếm trong rừng, sau đó trải qua giai đoạn sơ chế tỉ mỉ để tạo ra vật dụng thiết yếu hàng ngày. Trong đời sống thường nhật, người Cơ Tu sử dụng nhiều vật dụng từ nghề đan lát truyền thống, như: nong, nia, thúng, rổ, rá… đựng lúa, gạo và các loại nông sản khác, mâm cơm hay đựng đồ cúng; giỏ để đựng cá, nhốt gà; vợt để xúc cá; chiếu, gối để nằm; các loại gùi với nhiều mẫu mã phong phú và công năng khác nhau.

Dưới đôi tay thoăn thoắt, khéo léo của đồng bào Cơ Tu, những sợi nan, sợi tre nứa dần hình thành các sản phẩm như gùi, sọt, giỏ... với kiểu dáng và hoa văn độc đáo. Gùi được xem là một nét văn hóa đặc trưng của người Cơ Tu.

Sản phẩm đan lát của người Cơ Tu với đa dạng chủng loại. (Ảnh: TM).

Họ có tới trên 10 loại gùi khác nhau, có chiếc gùi được dùng để lên nương, rẫy; có loại để các cô gái mang quà đi biếu cha mẹ, họ hàng…; loại dành riêng cho trẻ em hay các cô gái trong lễ hội truyền thống của dân tộc; đặc biệt là chiếc gùi 3 ngăn của nam giới, được xem là sản phẩm đỉnh cao của nghề đan lát, mang đậm dấu ấn của nghệ nhân người Cơ Tu.

Tùy vào mục đích sử dụng mà đồng bào có những loại gùi với kích thước và kỹ thuật đan khác nhau. Cụ thể, gùi dùng đựng củi, khoai, sắn… sẽ có kích thước lớn, đan thưa hơn; gùi đựng lúa, gạo… được đan khít hơn; gùi thường phụ nữ sử dụng đựng đồ biếu, nan đan vừa phải, kỹ thuật công phu, có hoa văn, còn được các cô gái trẻ sử dụng trong những lễ hội truyền thống; gùi cho trẻ em, có kích thước nhỏ, đan tỉ mỉ, dùng đi học, theo mẹ lên nương hoặc tới lễ hội.

Đồng bào Cơ Tu có nhiều loại gùi với các kích cỡ khác nhau. 

Phần lớn các loại gùi được đan lát từ mây, tre, thường có hình chữ V, đế nhỏ, miệng to, được gia cố bằng 4 thanh tre từ đáy lên miệng, vừa để chiếc gùi cứng cáp hơn, vừa mang tính thẩm mỹ. Dây đeo gùi chủ yếu được đan từ mây, tuy nhỏ nhưng có độ chắc, bền. Sau khi sử dụng, người Cơ Tu gác những chiếc gùi lên giàn bếp để bảo quản khỏi ẩm mốc, mối mọt, một thời gian, gùi sẽ có màu nâu bóng (màu cánh gián), bền đẹp hơn.

Nghề đan lát thủ công truyền thống của người Cơ Tu coi trọng yếu tố kinh nghiệm, những sản phẩm có chất lượng tốt, giá trị cao, hầu như đều do những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm làm ra.

Nghề đan lát không chỉ đơn thuần là một nghề thủ công, mà còn là cầu nối để người dân Cơ Tu có thể giới thiệu văn hóa Cơ Tu với người dân trong và ngoài nước. Với những giá trị về lịch sử, bản sắc văn hoá, đồng bào Cơ Tu đang nỗ lực gìn giữ nghề đan lát truyền thống. Đây sẽ là động lực để những nét đẹp riêng trong đời sống sinh hoạt của tộc người Cơ Tu tiếp tục lan tỏa trong tương lai và đồng hành cùng sự phát triển của du lịch cộng đồng địa phương.

 

Hoàng Long

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline