Hotline: 0941068156

Thứ hai, 21/07/2025 20:07

Tin nóng

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

[Hà Nội cấm xe máy xăng] Cần quyết tâm và sự đồng hành (Bài 3)

Xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan vụ chặt hạ rừng phòng hộ ven biển

Thứ hai, 21/07/2025

Những kỹ năng quan trọng ứng phó bão và mưa lũ sau bão

Thứ hai, 21/07/2025 09:07

TMO - Để giảm thiểu thiệt hại khi bão đổ bộ và mưa lũ sau bão, người dân cần trang bị các kỹ năng ứng phó quan trọng như theo dõi thông tin dự báo thời tiết, chuẩn bị vật dụng thiết yếu, kỹ năng sơ tán an toàn và xử lý tình huống khẩn cấp. Việc chủ động và có kiến thức đúng cách sẽ giúp bảo vệ tính mạng và tài sản hiệu quả hơn.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão, người dân lưu ý không nên chủ quan, đồng thời tuân thủ 11 hướng dẫn kỹ năng.

Cụ thể, người dân cần theo dõi dự báo, cảnh báo, cập nhật diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh. Đảm bảo an toàn tàu thuyền nơi neo đậu, bảo vệ lồng, bè thủy sản, nhất là người dân trên các đảo; tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền đã neo đậu, tàu du lịch, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ.

Đảm bảo an toàn khi đi du lịch mùa mưa bão: Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, cảnh báo thiên tai, chủ động hoãn hoặc hủy các chuyến đi khi thời tiết xấu để đảm bảo an toàn; tránh di chuyển đến khu vực ven biển, đảo, vùng núi hoặc nơi có nguy cơ sạt lở và lũ quét. Tuyệt đối không ra ngoài khi bão đang đổ bộ, trừ trường hợp khẩn cấp và có hướng dẫn cụ thể từ lực lượng chức năng.

Xác định vị trí trú ẩn an toàn nhất cho tất cả thành viên trong gia đình; chủ động sơ tán khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng.

Gia cố, chẳng chống nhà cửa; cắt tỉa cành cây; tháo dỡ biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; đảm bảo an toàn công trình đang thi công. Gia cố chuồng trại gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng".

Đề phòng mưa, lũ, ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, khu vực đô thị và lũ quét, sạt lở đất ở miền núi; đề phòng nước dâng vùng ven biển, cửa sông. Kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn, di chuyển phương tiện cơ giới đến nơi có địa hình cao.

Chủ động khơi thông cống thoát nước gần nhà, khu dân cư mình ở tạo đường thoát lũ; thông báo tới chính quyền khi có sự cố về tắc nghẽn cống thoát nước, các điểm ngập sâu; không đỗ xe ở các vùng có nguy cơ ngập; đề phòng ngập tầng hầm chung cư. Lưu các số điện thoại cứu hộ, cứu nạn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Người dân cần thực hiện các biện pháp chằng chống nhà cửa để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão. 

Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khoẻ, theo khuyến cáo của ngành Y tế, người dân cần rửa tay thường xuyên với xà phòng.

Do mưa nhiều gây ra độ ẩm cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi-rút phát triển và gây bệnh. Khi vô tình tiếp xúc với những đồ vật có chứa vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, hệ thống miễn dịch của người dân sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể

Hạn chế dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng: Vi khuẩn, vi-rút gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua mắt, mũi, miệng. Vì vậy, nên hạn chế dùng tay dụi mắt, mũi, miệng hoặc lau mồ hôi, thay vào đó có thể dùng khăn sạch hoặc khăn tay.

Bên cạnh đó, người dân cũng nên rửa mặt thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn trên mặt và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.

Ăn chín uống chín: Để đảm bảo an toàn, người dân nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Người dân cũng có thể tự chế biến để đảm bảo bữa ăn an toàn với nguyên tắc ăn chín uống chín.

Tăng cường vitamin cho cơ thể: Người dân có thể tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung vitamin C và E ở dạng tự nhiên (Cam, quýt, ổi, sơ ri…) hoặc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Các vitamin này giúp kích hoạt kháng thể giúp loại bỏ vi-rút cúm nhanh hơn và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Người dân nên đưa các loại trái cây tươi và rau củ quả giàu vitamin A, E, C, và B, chất chống oxy hóa và khoáng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày, cũng như ăn một bát canh nóng trong mỗi bữa ăn để giúp cân bằng thân nhiệt và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, uống đủ nước cho cơ thể giúp người dân chống lại và ngăn ngừa nhiều bệnh tật, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Nước làm sạch cơ thể và hỗ trợ thải bỏ vi trùng, vi khuẩn ra ngoài cơ thể, giúp ngăn ngừa nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm.

Đặc biệt, cần phòng chống muỗi, côn trùng chích: Thời tiết ẩm ướt cũng là môi trường để muỗi và côn trùng sinh sôi và phát triển. Do đó, người dân hãy giữ nhà cửa khô ráo, sạch sẽ, để ý đến các chậu hoa, vòi phun nước, cống rãnh,… khắp mọi ngóc ngách trong nhà và dọn dẹp, lau chủi để nước không đọng lại. Ngoài ra, người dân có thể dùng thuốc xịt, nhang chống muỗi và côn trùng hoặc bôi kem chống muỗi trên cơ thể và ngủ mùng để tránh bị muỗi và côn trùng chích.

Tăng cường rèn luyện thể chất: Rèn luyện thể chất là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ cơ thể trong mùa mưa bão. Khi cơ thể hoạt động, sẽ phóng thích ra năng lượng và được chuyển hóa thành nhiệt năng, giúp cơ thể chống lại thời tiết lạnh ngoài trời. Trong mùa mưa bão, người dân nên chọn những môn thể thao phù hợp trong nhà để duy trì luyện tập.

Cuối cùng là tránh vùng ngập nước: Nước bẩn đọng lại sau mưa bão là nguyên nhân gây ra các bệnh do tiếp xúc với nước bẩn như bệnh tiêu chảy, bệnh cúm, bệnh tả và nhiễm trùng da, nấm. Trong mùa mưa bão, người dân nên chuẩn bị sẵn một chiếc áo khoác (có trùm đầu), áo mưa, ô dù và nhất là một đôi ủng không thấm nước hoặc giày cao su để sử dụng khi trời mưa, giúp giữ khô chân, không bị nhiễm nước bẩn…/.

 

 

Hoàng Hải

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline