Hotline: 0941068156

Thứ năm, 18/04/2024 15:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ năm, 18/04/2024

Giữ “chất” cho chè Shan nơi vùng cao

Thứ ba, 07/12/2021 21:12

TMO - Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ nhận diện chè Shan thuần chủng cũng như thành phần hoạt chất từng loài theo vùng trồng.

Phân loại, chiết xuất hoạt chất quý trong chè Shan

“Nghiên cứu khai thác sử dụng nguồn tài nguyên chè Shan ở Việt Nam” là đề tài do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc thực hiện. Nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu phân loại các giống chè Shan ở Việt Nam bằng ứng dụng công nghệ sinh học và xây dựng các quy trình phân tích, thu nhận catechin thành phần và anthocyanin trong chè.

Cây chè Shan tuyết chủ yếu sinh trưởng ở độ cao trên 1200m.

TS Trần Xuân Hoàng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè cho biết, cây chè Shan núi cao được đồng bào dân tộc trồng theo kiểu cây rừng trong vườn nhà. Cùng là giống chè Shan nhưng được trồng ở nhiều nơi như Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu… Liệu các giống chè này có mối quan hệ họ hàng với nhau không? Cùng giống chè Shan, nhưng trồng trong các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau thì chất lượng thế nào? Các hoạt chất quý có trong chè Shan được lấy ra bằng cách nào? Nhóm các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời.

Qua nghiên cứu, khảo sát, các nhà khoa học thấy rằng chỉ 30% chè Shan là thuần chủng, còn lại là cá thể lai. Nếu cứ để phát triển tự phát, nguồn gen quý của chè Shan sẽ dần mai một. Bài toán đầu tiên là phải chọn ra được các cá thể cây đầu dòng làm giống. Sử dụng các biện pháp mô tả hình thái kết hợp với công nghệ sinh học, các nhà khoa học đã chọn ra được 23 cây chè có tuổi từ 300 – 600 năm để làm nguồn nhân giống.

Nghiên cứu phân loại chè Shan núi cao Việt Nam bằng công nghệ sinh học được thực hiện bằng cách lẫy mẫu chè Shan đầu dòng ở Hà Giang, Điện Biên và Yên Bái, mỗi điểm 20 mẫu. Mẫu sẽ được bảo quản tươi hoặc cố định trong nitơ lỏng.

Sau khi phân loại các giống chè Shan, nhóm nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích, thu nhập catechin thành phần và anthocyanin trong chè. Khi phân tích hàm lượng tanin trong búp chè Shan núi cao ở các điểm điều tra thu thập cho kết quả, mẫu ở Suối Giàng – Yên Bái thấp nhất, tiếp đến là Tủa Chùa – Điện Biên, cao nhất là Cao Bồ – Hà Giang.

Số liệu trung bình lần lượt tương ứng là 29,27%, 29,38% và 30,45%. Từ đây, nhóm nghiên cứu kết luận, hàm lượng tanin có sự khác nhau giữa các vùng chè Shan là do độ cao so với mực nước biển.

Hàm lượng chất hòa tan của các mẫu giống chè Shan núi cao tại các điểm điều tra thu thập cho kết quả cao nhất tại Cao Bồ - Hà Giang đạt 43,70%, tiếp đến là Tủa Chùa – Điện Biên đạt 42,62% và thấp nhất Suối Giàng – Yên Bái đạt 41,92%.

Điều đó chứng tỏ hàm lượng chất hòa tan phụ thuộc vào điều kiện canh tác như phân bón, tưới, thời vụ thu hoạch... TS Hoàng nhấn mạnh, các mẫu giống chè Shan núi cao tại các điểm thu thập đều có hàm lượng chất hòa tan trung bình đạt trên 40% khối lượng chất khô, thích hợp chế biến các loại chè xanh chất lượng cao.

Hàm lượng catechin tổng số trong búp chè Shan một tôm hai lá ở các điểm điều tra cũng tuân theo quy luật cao nhất là Cao Bồ - Hà Giang đạt trung bình 153,25 mg/gck, tiếp đến Tủa Chùa – Điện Biên đạt 141,02 mg/gck và thấp nhất là Suối Giàng – Yên Bái đạt 138,53 mg/gck.

Hàm lượng catechin tổng số trong búp chè của các vùng sinh thái khác nhau đều khác nhau đạt từ 138,53 – 153,25 mg/gck. Điều đó chứng tỏ hàm lượng catechin trong búp chè luôn thay đổi, phụ thuộc vào giống và điều kiện vùng sinh thái.

Catechin có tác dụng cho sức khỏe như hạn chế các bệnh tim mạch, bệnh về tiểu đường… Các hợp chất anthocyanin chống oxy hóa, chống lão hóa, hạn chế sự suy giảm sức đề kháng. Hợp chất anthocyanin còn có tác dụng làm bền thành mạch, chống viêm, hạn chế tế bào ung thư phát triển, chống các tia phóng xạ.

Cơ sở bảo tồn giống chè quý

Nhóm nghiên cứu đã tách, chiết các hợp chất quý này trong chè, làm nguyên liệu cho dược phẩm, chế biến thực phẩm chức năng, đa dạng hóa sản phẩm chè, nâng cao giá trị cho cây chè Shan núi cao Việt Nam.

Hiện, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng các sản phẩm chè hòa tan, các loại bánh kẹo, kem, sữa rửa mặt… Hai sản phẩm chủ đạo của đề tài nghiên cứu là chè Shan túi lọc cốm gạo lứt và chè xanh bột hòa tan cốm gạo lứt.

TS Hoàng cho biết, các sản phẩm này được bổ sung hàm lượng catechin và có giá bán trung bình từ 450.000 - 500.000 đồng/kg, cao hơn các sản phẩm thông thường khác từ 50 - 100.000 đồng/kg. Sản phẩm này có thể cạnh tranh với các sản phẩm chè hiện có trên thị trường.

TS Lê Tất Khương, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đây là công trình khoa học đầu tiên ứng dụng công nghệ sinh học phân loại chè Shan đặc sản của vùng núi cao Việt Nam. Nghiên cứu này là cơ sở cho công tác chọn giống, cho việc khai thác chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao từ chè Shan và chè nói chung.

Việc xây dựng quy trình phân tích catechin thành phần và anthocyanin cho chè Shan phục vụ cho việc nghiên cứu chế biến các sản phẩm chè cao cấp, đặc biệt là chế biến, sản xuất các sản phẩm chức năng như đồ uống, mỹ phẩm.... từ chè.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phân lập, đánh giá đa dạng di truyền và xác định chỉ thị đặc trưng của 60 mẫu chè Shan thu thập tại Suối Giàng – Yên Bái, Tủa Chùa – Điện Biên, và Cao Bồ - Hà Giang. Xây dựng được 90 mẫu tiêu bản chè Shan cao. Xây dựng được bảng phân loại chè theo chỉ tiêu hình thái cây chè Shan núi cao ở Việt Nam.

Tuyển chọn được 23 cây chè Shan núi cao tiêu biểu gồm Tủa Chùa – Điện Biên có 6 cây ưu tú, Suối Giàng – Yên Bái có 9 cây ưu tú và Cao Bồ - Hà Giang có 8 cây ưu tú. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ cho công tác nghiên cứu phân loại, bảo tồn, khai thác phát triển nguồn tài nguyên chè Shan quý của Việt nam.

TS Trần Xuân Hoàng cho biết, dựa trên các kết quả này, nhóm sẽ tiếp tục phát triển thực hiện lai chéo giống chè Shan giữa các vùng, xa hơn là lai chéo chè Shan với giống chè khác để chọn ra những tính trạng tốt nhất phục vụ sản xuất.

 

Mai Phong

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline