Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 11:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Giảm phát thải khí nhà kính trong phát triển xanh bền vững

Thứ hai, 06/11/2023 14:11

TMO - Giảm phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực: Năng lượng; nông nghiệp; lâm nghiệp và sử dụng đất; chất thải; các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm công nghiệp…là một trong những mục tiêu quan trọng được UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh triển khai trong thời gian tới.

Hiện nay, Quảng Nam là một trong những tỉnh có quy mô nền kinh tế tăng nhanh, xếp vị thứ 23/63 tỉnh, thành phố; xếp vị thứ 5/14 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ và xếp vị thứ 3/5 tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung (sau Đà Nẵng, Quảng Ngãi). Công nghiệp giữ vai trò quan trọng, là động lực chính trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Hạ tầng các KCN, CCN được quan tâm đầu tư, nâng cấp, mở rộng và từng bước hoàn thiện. Trên địa bàn tỉnh có 13 KCN đang triển khai hoạt động và 44 CCN đã hoạt động có các nhà máy đã đi vào vận hành chính thức; ngoài ra, còn có 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 07/08 KCN đi vào hoạt động có hồ sơ môi trường và có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung với tổng công suất xử lý khoảng 47.400 m3 /ngày đêm, 04/08 KCN được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, 06/08 KCN được cấp phép xả nước thải sau xử lý vào môi trường và 06/08 KCN đã hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc online kết nối truyền dữ liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường và có hồ sự cố nước thải. Tất cả các cơ sở hoạt động tại các KCN có phát sinh nước thải đều được yêu cầu thu gom, xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn tiếp nhận và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của KCN. Hiện có 20/44 CCN đang hoạt động đáp ứng yêu cầu về môi trường đạt tỷ lệ 45,45%. 

Trên địa bàn tỉnh hiện có 33 công trình nguồn điện đã vận hành phát điện với tổng công suất thiết kế là 1.586,26MW, điện lượng trung bình năm theo thiết kế khoảng 5.651,01 triệu KWh; bao gồm 28 công trình thủy điện thuộc quy hoạch, 04 công trình thủy điện nhỏ và Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn. Tiết kiệm, sử dụng điện năng lượng mặt trời thay thế hệ thống điện chiếu sáng là một giải pháp tăng trưởng xanh đang được quan tâm; trong đó, ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Tỉnh Quảng Nam đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trong đó có lĩnh vực giao thông vận tải (Ảnh minh họa). 

Về hạ tầng giao thông vận tải, tỉnh Quảng Nam đã thiết lập kết nối với các tỉnh khác trong vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng miền Trung, xây dựng các tuyến đường vận tải liên tỉnh, tuyến du lịch và hợp tác khích đầu tư, thương mại và du lịch trên khắp vùng. Cơ sở hạ tầng thuận lợi để phát triển hệ thống vận tải, bao gồm đường bộ, đường thủy, vận tải biển và đường sắt Bắc - Nam. Trong tổng lượng phương tiện giao thông đường bộ, xe mô tô chiếm tỷ lệ lớn; tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng phương tiện giao thông có sự dịch chuyển từ mô tô sang ô tô. Hệ thống vận tải công cộng phát triển với các tuyến xe buýt, Quảng Nam - Đà Nẵng và tuyến trong tỉnh, đã đáp ứng phần lớn nhu cầu di chuyển của người dân. 

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ngành có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, xoá đói giảm nghèo, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, góp phần ổn định đời sống nhân dân, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng biển, vùng đặc biệt khó khăn. Lĩnh vực lâm nghiệp có vị trí quan trọng, nhất là đối với đời sống của đồng bào các dân tộc. 

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn chịu nhiều tác động bất lợi về thiên tai như: hạn hán, bão lụt, nhiễm mặn, rét lạnh; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, cây trồng và biến động của thị trường, nhất là tình hình hội nhập kinh tế thế giới. Công nghiệp chủ yếu là chế biến thô, gia công với giá trị gia tăng thấp, và các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển đầy đủ. Tiến độ đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp còn rất chậm.

Ngoài ra, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại các KCN, CCN đang hoạt động chưa đạt so với chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Việc xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, công trình xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị, khu dân cư còn chậm. Công tác điều tra, khảo sát, xây dựng cơ chế bảo vệ môi  tại các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm chưa được triển khai thực hiện. Công tác phân loại chất thải rắn hiện chưa đạt hiệu quả. Tình trạng thiên tai, đặc biệt là lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất đe dọa nhiều khu vực hạ nguồn các con sông, vùng ven biển, ảnh hưởng đến tài sản và sinh mạng người dân; gây rủi ro các tuyến giao thông vận tải, đình trệ các hoạt động sản xuất công nghiệp; sản xuất nông lâm ngư nghiệp, du lịch nói chung và dịch vụ du lịch biển đảo.

Dân số tăng, tỷ lệ đô thị hóa cùng với quá trình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch sẽ phát sinh chất thải rắn, nước thải đô thị, công nghiệp, dịch vụ, du lịch làm gia tăng nhu cầu sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên, gây áp lớn lên công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học cũng như hạ tầng thu gom và xử lý. Định hướng thu gom và xử lý chưa lồng ghép mô hình kinh tế tuần hoàn, kéo theo trong thời gian tới thu gom và xử lý các loại chất thải vẫn tiếp tục thách thức lớn. Bên cạnh đó, những năm gần đây, tác động tiêu cực của BĐKH có xu hướng ngày càng tăng cả về tốc độ và tính nghiêm trọng đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống, tài sản và tính mạng của người dân. 

Thực trạng trên, đòi hỏi tỉnh Quảng Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, bền vững, thực hiện giảm phát thải khí nhà kính trong nhiều lĩnh vực. Thuận lợi của địa phương này năm ở chỗ, tỉnh Quảng Nam là địa phương tiên phong trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và tầm nhìn đến năm 2050. Năm 2013, tỉnh đã phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thực hiện dự án “Hỗ trợ thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh". Theo đó, Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành. Ngoài ra, trong năm 2014, UBND tỉnh đã phối hợp với Chương trình định cư con người Liên Hiệp Quốc (UN-Habitat) xây dựng Chiến lược Phát triển tỉnh Quảng Nam, nhằm định hướng cho quy hoạch và đầu tư phát triển bền vững, tập trung vào tăng trưởng kinh tế địa phương, quản lý tài nguyên. 

Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính tỉnh Quảng Nam tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Quảng Nam theo hướng xanh hóa, hướng đến nền kinh tế cacbon thấp, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, làm giàu vốn tự nhiên. Chuyển đổi từ quy hoạch phát triển công nghiệp theo tư duy truyền thống sang phát triển “hệ sinh thái công nghiệp”; phát triển nông nghiệp sinh thái, đa giá trị gắn với xây dựng nông thôn hiện đại, lấy phương châm chủ động trong phòng ngừa là chính và kịp thời ứng phó các sự cố xảy ra.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại, cải thiện các vấn đề môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và chất lượng cảnh quan; xây dựng lối sống thân thiện với môi trường và nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh việc phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh cần nghiên cứu, tìm tòi tạo ra tiềm năng mới, động lực mới, cơ hội mới nhằm thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. 

Quảng Nam chú trọng phát triển các nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo (Ảnh minh họa).

Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, tỉnh Quảng Nam chú trọng đến nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà kính, đặc biệt trong các lĩnh vực như: năng lượng; giao thông vận tải; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp; xử lý chất thải...Trong đó, đối với lĩnh vực năng lượng, địa phương này đẩy mạnh thực hiện: 

Tiết kiệm năng lượng điện trong các hộ gia đình và trong các cơ sở sản xuất là một giải pháp hiệu quả trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Đối với các cơ sở sản xuất có mức tiêu thụ điện lớn định kỳ thực hiện kiểm toán năng lượng, xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Các cơ sở sản xuất thuộc danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện mỗi năm ít nhất 1%.

Quy hoạch tiết kiệm năng lượng cần quan tâm hơn đến vấn đề chiếu sáng công cộng và những yếu tố địa lý các địa phương (vùng đồng bằng, vùng trung du và vùng miền núi). Cải tiến chất lượng thiết bị chiếu sáng, điều khiển hệ thống chiếu sáng từ xa và sử dụng năng lượng tái tạo; từng bước áp dụng hệ thống thiết bị điều khiển tự động có chế độ điều chỉnh công suất để giảm công suất chiếu sáng khi mật độ giao thông giảm. Nhu cầu về các nguồn năng lượng xanh an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả ngày càng tăng; do đó, cần có một chiến lược đa dạng hóa ngành năng lượng (ngoài nhiệt điện) bằng cách xác định những năng lượng tái tạo có khả năng triển khai thành công trên địa bàn tỉnh.

Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, Quảng Nam tiếp tục khai thác hiệu quả lợi thế so sánh về địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế biển của Khu kinh tế mở Chu Lai trong việc thu hút và triển khai thực hiện các dự án đưa khí vào bờ từ các mỏ khí, dự án năng lượng và dự án công nghiệp sử dụng năng lượng, các sản phẩm sau khí, tạo động lực phát triển mới của tỉnh. Tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đồng bộ trên tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là bảo đảm kết nối các vùng, địa phương trong tỉnh với ngoài tỉnh và cả nước, kết nối các tuyến giao thông và đô thị.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành giao thông vận tải. Tiếp tục đầu tư hệ thống thủy lợi, các công trình phòng, tránh bão, lũ, ứng phó với BĐKH; từng bước hoàn thiện cơ bản hạ tầng kỹ thuật KCN, khu kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư. Ðẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, hệ thống đường ven biển, đường nối với đường quốc lộ và đường cao tốc; các dự án đường đến vùng nguyên liệu; phát triển, khớp nối các tuyến Đông Tây.

Đối với phương án quy hoạch giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy đi qua Vườn quốc gia Sông Thanh, các khu bảo tồn, vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn tỉnh cần xác định phạm vi, ranh giới cụ thể, bổ sung giải pháp hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến các khu vực này khi thực hiện dự án. Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được phê duyệt tại Quyết định số 3165/QĐ-UBND ngày 24/5/2023 của UBND tỉnh. Đây là tiền đề để thúc đẩy giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững.

Trong lĩnh vực sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF), địa phương này tích hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh, cấp huyện vào hệ thống thông tin dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất đai, đảm bảo thuận lợi cho quá trình khai thác, thực hiện các dự án thành phần trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Quản lý xung đột đất đai, kiểm soát mất rừng, chuyển đổi rừng và suy thoái rừng tự nhiên, kiểm soát tốt cháy rừng. Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng thông qua việc thiết lập hệ thống giám sát và đánh giá tài nguyên rừng. Tăng đầu tư của nhà nước cho quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; xây dựng cơ chế hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt các hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Phát triển sinh kế bền vững thông qua các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ, nông nghiệp bền vững. Đẩy mạnh chọn tạo giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, ưu tiên các loài cây lâm nghiệp bản địa. Thay thế trồng rừng gỗ nhỏ chu kỳ ngắn bằng rừng gỗ lớn chu kỳ kinh doanh dài với tiềm năng hấp thụ lớn. Phát triển trồng rừng, nâng cao chất lượng trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC, góp phần nâng cao chất lượng rừng trồng, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, kết hợp bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH. Xây dựng năng lực cho các bên liên quan, nâng cao nhận thức và đầu tư vào phát triển và kinh doanh rừng trồng gỗ lớn.

Đáng chú ý, đối với lĩnh vực xử lý chất thải, Quảng Nam đẩy mạnh đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Nhà máy xử lý rác trên địa bàn tỉnh37 và tập trung triển khai thực hiện Đề án quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 19/6/2020 của UBND tỉnh; đồng thời, nghiên cứu bố trí nguồn lực thực hiện Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND ngày 21/4/2020 của HĐND tỉnh về Cơ chế khuyến khích đầu tư hỗ trợ thực hiện các dự án xử lý chất rắn sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030.

Xây dựng kế hoạch phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với từng địa phương, tập trung thực hiện, nhân rộng tại các đô thị lớn như thành phố Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn, tạo thuận lợi cho hoạt động các khu xử lý và xây dựng kế hoạch tài chính phục vụ phân loại. Giảm thiểu rác thải nhựa, loại bỏ túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong hoạt động thương mại, du lịch theo quy định của Điều 73, Luật BVMT 2020 và Điều 64, Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật BVMT38 . Nghiên cứu phương án nâng cấp, đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung đáp ứng nhu cầu thoát nước thải; gia tăng tỷ lệ đấu nối mạng lưới thoát nước thải từ các hộ dân đến các công trình xử lý nước thải tập trung.

Bổ sung các dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư xã hội hóa trên địa bàn tỉnh. Lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý, tái chế các loại chất thải thông thường, chất thải nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để chất thải, hạn chế chôn lấp. Ưu tiên sử dụng các công nghệ có thể thu hồi, tái sử dụng lại các thành phần hữu ích trong chất thải và thân thiện với môi trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm cấp phép môi trường theo đúng quy định; chủ động giám sát các đối tượng tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường; có giải pháp kịp thời phát hiện, ứng phó kịp thời khi có sự cố về môi trường xảy ra....

 

 

Lê Mạnh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline