Hotline: 0941068156
Thứ tư, 30/10/2024 08:10
Thứ sáu, 15/04/2022 08:04
TMO - Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt các loại sâu bệnh có hại cho cây trồng, đồng thời có khả năng tồn lưu lâu trong đất, gây ảnh hưởng tới môi trường đất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và sức khỏe con người.
Để hạn chế, ngăn ngừa ô nhiễm đất, các chuyên gia cho rằng, trước hết cần đôn đốc, hướng dẫn các địa phương quy hoạch, bố trí đất phát triển công nghiệp phù hợp với môi trường xung quanh theo hướng hạn chế thấp nhất khả năng phát tán rộng, tác động xấu của chất thải trên cơ sở xác định rõ các loại hình công nghiệp, lượng phát thải và tính độc hại của các chất thải; giải pháp khống chế, xử lý chất thải trong quá trình hoạt động.
Đất bị ô nhiễm từ những bao bì thuốc bảo vệ thực vật không được thu gom, xử lý theo quy định.
Theo các chuyên gia, cần phối hợp với các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của tài nguyên đất, các nguy cơ tác động gây suy thoái, ô nhiễm môi trường đất, từ đó nâng cao ý thức của nhân dân trong việc tham gia thực hiện các biện pháp cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất. Tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn các biện pháp cải tạo nâng cao chất lượng đất; hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tránh gây ô nhiễm môi trường đất, làm suy thoái đất.
Cần chỉ đạo thực hiện triệt để việc thu gom các vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng vào bể chứa đã xây tại đồng ruộng, hợp đồng với đơn vị chức năng đến vận chuyển xử lý đúng quy định, góp phần hạn chế dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật rơi vãi phát tán ra môi trường đất, nước. Ngành Nông nghiệp cũng cần huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ bảo vệ tài nguyên đất với các dự án cải tạo chất lượng đất, nâng cao năng suất cây trồng, giảm thiểu mức độ phát sinh, phát tán nguồn ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp gây tác hại ô nhiễm đến nguồn đất.
Tăng cường phối hợp với các địa phương quản lý, hướng dẫn nông dân tích cực sử dụng biện pháp để phòng, trừ dịch hại, giảm sự lệ thuộc vào hóa chất, đặc biệt khi sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh phải theo nguyên tắc “4 đúng” là đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc và đúng cách để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng xấu của thuốc đối với môi trường.
Phạm Dung
Bình luận