Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 23:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Giảm thiểu nguồn ô nhiễm từ rác thải thuốc bảo vệ thực vật

Thứ sáu, 07/01/2022 11:01

TMO – Đắk Lắk là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, kéo theo nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng cao. Trước thực trang gia tăng lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng, tỉnh Đắk Lắk đã tích cực triển khai những giải pháp để ngăn chặn nguồn ô nhiễm môi trường từ loại rác thải này.

Năm 2021, diện tích gieo trồng cả tỉnh đạt 668.216 ha, cao nhất trong cả nước. Trong đó, diện tích cây hằng năm trên 327.161 ha, cây lâu năm trên 341.055 ha (cây công nghiệp và cây ăn quả). Ước tính, bình quân mỗi năm nông dân Đắk Lắk sử dụng khoảng 1.700 tấn thuốc BVTV, trong đó có khoảng 30% là thuốc BVTV sinh học. Tính bình quân, mỗi héc ta đất trồng cây sẽ sử dụng khoảng 2,54 kg thuốc BVTV.

Với tổng diện tích gieo trồng lớn cùng đa dạng các loại cây, khối lượng sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng.

Lãnh đạo Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết: Hầu hết diện tích đất trồng cây công nghiệp dài ngày tại Đắk Lắk được canh tác theo hình thức đa canh, đa tầng, đa tán. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh ở mỗi loại cây trồng khác nhau, dẫn đến chủng loại, số lượng, tần suất sử dụng thuốc BVTV trên mỗi diện tích cây trồng tăng vượt trội so với trồng lúa và hoa màu. Với khối lượng thuốc BVTV tiêu thụ “khủng” như thế, nếu thu gom hết thì trung bình mỗi năm lượng rác thải từ thuốc BVTV khoảng 170 tấn, trong đó có 119 tấn rác thải thuốc BVTV hóa học phải xử lý triệt để theo quy định đối với rác thải độc hại để bảo vệ môi trường.

Xác định rõ mục tiêu phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, thời gian qua tỉnh Đắk Lắk đang đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp và người dân trong việc thu gom, xử lý rác thải thuốc bảo vệ thực vật.

Một số địa phương đã triển khai xây dựng bể chứa rác thải thuốc BVTV trên các cánh đồng, nương rẫy. Huyện Cư M’gar là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện mô hình này từ năm 2014, đến nay đã xây dựng được trên 120 bể chứa rác thải thuốc BVTV tại 17 xã, thị trấn. Theo đó, phần lớn nông dân trên địa bàn huyện đã thay đổi thói quen, không còn vứt bỏ rác thải thuốc BVTV bừa bãi trên các cánh đồng như trước mà đã gom bỏ vào bể chứa.

Để nhân rộng mô hình cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân về vấn đề xử lý rác thải thuốc BVTV, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về việc thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.

Ông Lê Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết: Đắk Lắk có địa hình đồi núi phức tạp, diện tích đất nông lâm nghiệp lớn, nằm rải rác nên việc bố trí, lắp đặt các bể chứa rác thải thuốc BVTV sẽ gặp những khó khăn, cần nguồn kinh phí đáng kể.

Do đó, ngoài việc các địa phương sớm phân bổ, bố trí kinh phí từ ngân sách thì cần phải huy động đơn vị sản xuất, phân phối thuốc BVTV cũng như xã hội hóa công tác này để vận động các nguồn tài trợ. Khi gắn quyền lợi với trách nhiệm của cộng đồng, doanh nghiệp thì việc thu gom mới thực sự hiệu quả và duy trì ổn định, lâu dài. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong việc thu gom, xử lý loại rác thải này theo quy định.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã về cách sử dụng thuốc, cách thu gom, xử lý rác thải thuốc BVTV. Đặc biệt, khuyến khích người dân ưu tiên sử dụng thuốc BVTV sinh học, sử dụng thuốc “4 đúng”, thực hiện súc rửa chai lọ, bao bì đổ vào bình để phun nhằm tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế lượng thuốc dư thừa thải ra môi trường xung quanh.

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline