Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 17:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Giải pháp phòng, tránh sạt lở bờ sông thời điểm chuyển mùa

Thứ ba, 05/04/2022 10:04

TMO - Thời gian gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khiến cho tình trạng sạt lở bờ sông tại thành phố Cần Thơ ngày càng gia tăng. Nhất là vào thời điểm chuyển từ mùa khô sang mùa mưa càng làm cho tình trạng trên thêm nghiêm trọng hơn.

Mới đây, tại khu vực 5, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) xảy ra sạt lở bờ sông Ô Môn, làm ảnh hưởng 5 căn nhà, trong đó 4 căn bị nhấn chìm xuống sông. Khu vực sạt lở nằm gần dốc cầu Ô Môn, có nhiều hộ dân cất nhà sinh sống cặp bờ sông. 

Sạt lở bờ sông Ô Môn trưa 28/3 đã khiến bốn căn nhà bị nhấn chìm xuống lòng sông.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, vào thời gian chuyển mùa như hiện nay thường xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Nguyên nhân được cho là vào mùa khô mực nước xuống thấp làm giảm độ kết dính của đất; sang mùa mưa, đất bị xâm thực nước, đặc biệt là đất ven sông, rạch thêm nước mưa thấm vào, tăng trọng lực và tạo dòng chảy nên dễ dẫn đến hiện tượng sạt lở.

Tại TP Cần Thơ, giai đoạn 2010-2020, trên địa bàn có 226 điểm sạt lở với chiều dài 9km. Riêng năm 2021, TP Cần Thơ đã xảy ra 23 điểm sạt lở, gây nhiều thiệt hại, ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của người dân tại địa phương. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố đã kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống. 

Sông Ô Môn là tuyến sông chính có vai trò rất quan trọng trong mạng lưới giao thông thủy của TP Cần Thơ. Tuyến sông có lưu lượng tàu thuyền qua lại rất đông, đặc biệt là tàu có trọng tải lớn. Do bị sóng đánh thường xuyên nên mái bờ sông bị phá vỡ kết cấu, sinh ra các hàm ếch dẫn đến sạt lở cả hai bên bờ sông. 

 

Thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các dự án kè chống sạt lở trên tuyến sông Ô Môn.

Thành phố đã và đang triển khai nhiều dự án bờ kè chống sạt lở trên tuyến sông Ô Môn. Trong đó, có 3 dự án đang trong giai đoạn xây dựng là công trình kè chống sạt lở sông Ô Môn khu vực Thới An (phía bờ phải), đoạn từ Rạch Vàm đến bến đò Tầm Vu; kè chống sạt lở sông Ô Môn (đoạn từ cầu Ô Môn đến vàm Ba Rích) và kè chống sạt lở sông Ô Môn (đoạn từ vàm Ba Rích đến rạch Cam My) với tổng chiều dài hơn 3,7km, vốn đầu tư hơn 410 tỉ đồng.

Các công trình trên đều có tác dụng phòng, chống sạt lở, giữ ổn định bờ sông Ô Môn, bảo đảm an toàn, ổn định lâu dài cho dân cư đang sinh sống trong khu vực, bảo vệ đất đai, các kết cấu hạ tầng, các công trình kiến trúc, văn hóa, xây dựng ven sông

Chi cục thủy lợi TP Cần Thơ cho rằng, thời điểm này mưa đã xuất hiện, thời tiết chuẩn bị chuyển sang mùa mưa, do đó các địa phương cần chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra thực tế để tiến hành rà soát, cập nhật, xác định những khu vực nguy hiểm khi xảy ra mưa, bão, lốc xoáy; các nơi có nguy cơ sạt lở cao gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân...

Từ đó, chính quyền địa phương kiên quyết tổ chức di dời dân ở những khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn với mục tiêu lâu dài là giảm tải, giải phóng trả lại sự thông thoáng của bờ sông, kênh, rạch. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng lấn chiếm sông, kênh, rạch gây tắc nghẽn dòng chảy, hướng thoát nước tự nhiên trên địa bàn. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đề xuất các giải pháp khắc phục sạt lở ở khu vực đã và có nguy cơ xảy ra sạt lở.

 

Hồng Anh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline