Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 02:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản tại thị trường Trung Quốc

Thứ tư, 24/01/2024 14:01

TMO - Năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt Nam tăng thị phần và giá trị xuất khẩu. 

Năm 2023, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu. Đến nay, Việt Nam có 14 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: tổ yến và sản phẩm từ tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, chanh dây và sầu riêng.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng rau quả, Trung Quốc luôn là thị lớn nhất của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm 65% tổng trị giá xuất khẩu. Xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao là nhờ một số Nghị định thư ký với Trung Quốc trong năm 2022. Riêng với mặt hàng sầu riêng, Trung Quốc thu mua tới 90% lượng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó giá trị xuất khẩu đã tăng vọt từ 188,1 triệu USD vào năm 2022 lên 2,1 tỷ USD trong năm 2023.

Vải thiều là một trong những trái cây được xuất khẩu nhiều sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: HA. 

Cùng với đó, từ cuối năm 2023, lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Đây là một trong những cột mốc đặc biệt của ngành yến Việt Nam khi sản phẩm tổ yến có mặt tại Trung Quốc và sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng hơn 300 tấn/năm của thị trường tỷ dân này. 

Hiện tại các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với sáu sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt...), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên, đây cũng là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc chắc chắn sẽ đem về cho nông nghiệp Việt Nam giá trị kim ngạch cao hơn nữa. 

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT trong năm 2023, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, ASEAN tiếp tục duy trì là 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, năm vừa qua, trừ thị trường Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng dương, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thị trường chủ lực đều tăng trưởng âm. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng 17% so với năm 2022 và chiếm 23% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp của nước ta năm 2023. Theo đó, Trung Quốc chính thức vượt Hoa Kỳ trở thành khách hàng lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thuỷ sản Việt Nam. Trong năm 2023, Trung Quốc chi tới 12,2 tỷ USD để nhập nông lâm thuỷ sản Việt Nam. 

Đến hết năm 2023, Việt Nam đã có 3.013 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc được cấp. Trong số đó, có 1.570 mã số (chiếm 52%) là những nhóm ngành hàng có nguy cơ cao do 5 cơ quan thẩm quyền quản lý. Số còn lại 1.443 mã số (chiếm 48%) do doanh nghiệp tự đăng ký theo Lệnh 248. Các nhóm ngành hàng nông sản thực phẩm được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc thực vật. 

Trung Quốc là một trong những thị trường trọng điểm về xuất khẩu nông sản của Việt Nam, gần đây Trung Quốc đã ban hành các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đối với từng ngành hàng. Đặc biệt từ 2021, Trung Quốc đã ban hành Lệnh 248, 249 về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm và quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, trong thời gian vừa qua Trung Quốc đã phê duyệt cho Việt Nam hơn 3.000 mã sản phẩm cho các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian vừa qua việc thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tương đối thuận lợi.

Không chỉ rau quả, thủy sản, nhiều ngành hàng nông sản cũng đang đứng trước cơ hội tăng thị phần tại thị trường Trung Quốc, trong đó có mặt hàng cà phê. 

Vừa qua, từ ngày 14- 20/1, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam đã dẫn đầu đoàn công tác sang làm việc với các cơ quan chức năng của Trung Quốc để tăng cường hợp tác, thúc đẩy nông sản giữa hai nước. Đồng thời, đoàn đã khảo sát và làm việc với chợ đầu mối rau quả Giang Nam, hạ tầng thương mại, logistics nông sản tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông.

Đoàn công tác đã đến làm việc và trao đổi nhiều vấn đề với Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc. Theo đó, ba cái nội dung chính mà hai bên đã đạt thỏa thuận. Thứ nhất là hai bên thống nhất việc tổ chức Cuộc họp Ủy ban liên hiệp hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 2 tại Trung Quốc trong năm 2024. Hai bên sẽ bàn những nội dung thúc đẩy trong những năm sắp tới, đặc biệt là những vấn đề mới đặt ra xoay quanh về ba trụ cột. Đó là, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp giảm phát thải.

Thứ hai, hai bên thống nhất sẽ đẩy mạnh hợp tác giữa các trường đại học, trường đào tạo nghề nông nghiệp của hai Bộ trong thời gian tới trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, nhất là tiếng Trung Quốc. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các dự án chung để thúc đẩy thời gian tới. Vấn đề thứ ba là hai bên sẽ hợp tác trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới. Trung Quốc có chương trình chấn hưng nông thôn với rất nhiều kinh nghiệm, mô hình hay có thể phù hợp với Việt Nam. 

Thời gian tới, Trung Quốc sẽ khẩn trương hoàn thành rà soát pháp lý để ký trong thời gian sớm nhất 3 Nghị định thư bao gồm: Nghị định thư về xuất khẩu thủy sản khai thác tự nhiên; Nghị định thư về xuất khẩu cá sấu nuôi và Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc để phục vụ nghiên cứu khoa học. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Trung Quốc đồng ý xem xét bỏ lệnh cấm nhập khẩu gia cầm từ Việt Nam, đơn vị chức năng hai bên phối hợp làm các thủ tục để dỡ bỏ lệnh cấm. Nước ta có tổng đàn gia cầm gần 559 triệu con. Tổng sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng cả năm ước đạt gần 2,31 triệu tấn; sản lượng trứng gia cầm đạt 19,22 tỷ quả. Hiện ngành chăn nuôi đã xây dựng được những vùng an toàn dịch bệnh, sản phẩm xuất khẩu sang một số quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đối với các sản phẩm rau quả, Trung Quốc đồng ý sẽ mở cửa thêm các loại trái cây chủ lực của Việt Nam và đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục, đặc biệt là xem xét mở cửa cho trái bơ và chanh leo của Việt Nam. Đây cũng là những sản phẩm chủ lực của Việt Nam và được bà con ở các vùng trồng rất quan tâm. Dự báo trong năm 2024, nếu Trung Quốc đồng ý nhập khẩu chính ngạch sầu riêng đông lạnh thì giá trị xuất khẩu của sầu riêng sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Hiện tại, các cơ quan chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn tất việc đàm phán kỹ thuật để đi đến ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc, sau đó sẽ thống nhất và ký nghị định thư.

Không chỉ rau quả, thủy sản, nhiều ngành hàng nông sản cũng đang đứng trước cơ hội tăng thị phần tại thị trường Trung Quốc, cụ thể như ngành cà phê. Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho thấy, xu hướng tiêu thụ đồ uống tại Trung Quốc có sự chuyển dịch từ trà sang cà phê trong những năm gần đây. Mặc dù mức tiêu thụ bình quân đầu người vẫn còn thấp, nhưng doanh số bán cà phê trên thị trường Trung Quốc đã tăng. Thời gian tới, cà phê có khả năng trở thành một trong những loại đồ uống được yêu thích của Trung Quốc.

Do đó, Trung Quốc được coi là thị trường tiềm năng đối với các nước xuất khẩu cà phê, còn nhiều dư địa để khai thác trong các năm tới. Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho biết, hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 10 của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu cà phê chế biến sâu, như: cà phê hòa tan, cà phê rang xay, cà phê 3 trong 1, do đó các doanh nghiệp trong nước nên đầu tư phát triển các dòng hàng này để chiếm lĩnh thị trường.

 

 

Lê An

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline