Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 08:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Giá điện chỉ tăng 3%, các chủ nhà trọ liệu có "té nước theo mưa"?

Thứ sáu, 05/05/2023 15:05

TMO - Khi giá điện tăng thì sự lo lắng đối với những người sống cảnh đời nhà trọ là có thật, bởi nó đã trở thành một thông lệ “quen thuộc”, khi hễ cứ mỗi lần mức giá điện của Nhà nước tăng, là y như rằng các chủ nhà trọ cũng lại nâng giá lên theo. Người xưa từng nói “nước nổi thì bèo nổi”, và việc Nhà nước tăng giá điện kéo theo các chủ trọ tăng giá bán điện đối với người thuê là lẽ đương nhiên!

Bộ Công Thương đã chính thức điều chỉnh tăng giá bán điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (từ ngày 4/5), lên mức 3% so với mức giá bán điện bình quân cũ khi từ 1.864,44 đồng/kWh lên 1.920,3732 đồng/kWh. Sở dĩ, người đi thuê trọ lo lắng ở mỗi lần Nhà nước tăng giá điện đó là nó sẽ kéo theo bao nhiêu hệ lụy, khi mà không chỉ giá điện tăng, thường là chủ nhà còn tăng luôn đồng loạt cả giá nước, giá nhà... Mà như chúng ta thấy, ở mỗi đợt Nhà nước tăng giá điện thường chỉ dao động ở mức từ 3-8% so với mức giá bán điện bình quân trước đó, nghĩa là mức tăng không quá lớn!

Ảnh minh họa. 

Cụ thể như với mức tăng giá điện được điều chỉnh mới nhất đây là chỉ là 3%, thì tác động của nó đối với hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt là không quá lớn, khi mà với các hộ sử dụng dưới 50kWh/tháng sẽ chỉ phải trả phụ trội thêm khoảng 2.500 đồng; khách hàng sử dụng 50-100kWh/tháng sẽ phải trả thêm khoảng 5.100 đồng; từ 100-200kWh/tháng phải trả thêm 11.100 đồng; 200-300kWh phải trả thêm khoảng 18.700 đồng; trên 400kWh sẽ phải trả thêm trung bình khoảng 27.200 đồng..., so với mức giá bán điện cũ!

Theo biểu đồ thống kê như vậy thì người thuê trọ phải trả phụ trội tiền tiện so với mức giá bán điện bình quân cũ là không quá nhiều, nhất là với các phòng trọ của sinh viên, công nhân, người lao động nghèo..., khi các đối tượng này thường chỉ sử dụng mỗi tháng mấy chục kWh cho tới một, vài trăm kWh.

Nhưng như đã nói, mỗi lần Nhà nước tăng giá điện thì thường các chủ nhà trọ luôn nhân cơ hội này để “té nước theo mưa”, tăng giá điện lên cao theo ý mình. Ví dụ lần này, khi mỗi kWh điện chỉ tăng thêm khoảng hơn 60 đồng, nhưng người thuê trọ chắc chắn sẽ phải “gánh” sức nặng của giá điện mới từ chủ trọ lên tới 500 đồng, thậm chí 1.000 đồng/kWh(?!).

Chẳng nói đâu xa, khu dân cư tôi sinh sống tại một quận ven thành phố, khi vừa mới nhận thông tin điện tăng giá, rất nhiều chủ trọ đều đã có dự kiến sẽ nâng mức bán điện cho người thuê phòng từ 3.000 đồng/kWh lên 3.500 đồng/kWh. Với các khu trọ khi trước phải chịu mức giá điện cắt cổ là 3.500 đồng, thì nay chủ trọ ra “thông báo” sẽ lên thêm 500 đồng/kWh, nghĩa là người thuê phải gánh giá điện 4.000 đồng/kWh... 

Với việc tăng thêm 500 đồng/kWh cho người thuê thì nhiều chủ trọ sẽ lãi đậm, bởi chúng ta biết rằng tiền phụ trội so với giá điện cũ mà họ trả cho Nhà nước chỉ là khoảng trung bình 3%, trong khi họ thu giá bán điện của người thuê tăng lên thêm mấy chục % so với giá bán điện cũ. Lấy một ví dụ thế này để thấy rằng tiền điện mà chủ nhà tăng 500 đồng/kWh cũng gây thêm nặng gánh, thêm nỗi lo cho người thuê, khi 1 phòng sinh viên 4 người, bình thường với giá điện cũ chủ thu là 3.000 đồng/kWh, mỗi tháng phòng trọ này tiêu dùng trung bình 150 kWh, hết cỡ 450.000 đồng; nay với mức giá điện mới mà chủ trọ sẽ tăng thành 3.500 đồng, vị chi mỗi tháng phòng trọ sinh viên kia phải “gánh” thêm 75.000 đồng tiền điện, trong khi mức phụ trội tăng giá của Nhà nước ở mức tiêu dùng điện từ 100-200 kWh, chỉ là 11.100 đồng... 

Theo tính toán thì từ bấy lâu nay giá điện mà các chủ trọ thường thu của người thuê ở hầu hết các tỉnh thành phổ biến ở mức từ 2.500 đồng/kWh- 3.000 đồng/kWh đã là có lãi, vì vậy kể cả khi lần điều chỉnh giá điện này của Nhà nước thêm 3%, các chủ trọ không tăng giá điện của người thuê thì họ cũng đâu đã lỗ, nếu không muốn nói là nhiều người vẫn còn lãi ở mức khá. Với các chủ trọ thu giá điện cao mức 3.500-4.000 đồng/kWh thì chắc chắn là họ vẫn còn “ăn dày”! Chính vì vậy, mong muốn của người thuê trọ nói chung là các chủ nhà trọ đừng nhân cơ hội này để “té nước theo mưa”, bởi lòng tham của chủ trọ sẽ khiến những người đi thuê trọ nghèo thêm lo, thêm phần nặng gánh trong cuộc sống vất vả, vốn vẫn luôn thiếu trước hụt sau...

 

 

Nguyễn Loan

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline