Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 17:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

Giá cà phê biến động liên tiếp khiến người trồng “bất an”

Thứ tư, 04/06/2025 15:06

TMO - Sau giai đoạn tăng “sốc” đầu năm 2025, giá cà phê đang dần hạ nhiệt, kéo theo tâm lý vừa tiếc nuối, vừa bất an của người nông dân trồng cà phê, đặc biệt là vùng Tây Nguyên.

Giá cà phê tại Việt Nam có nhiều biến động

Mặc dù giá cà phê Arabica từng ghi nhận những đợt điều chỉnh tăng nhẹ, nhưng giới phân tích nhận định thị trường vẫn thiếu động lực phục hồi rõ ràng. Lượng tồn kho cao và áp lực từ nguồn cung lớn khiến giá khó bật trở lại trong thời gian tới.

Cụ thể tính đến đầu tháng 6/2025, giá cà phê nhân tại khu vực Tây Nguyên dao động từ 115.000 đến 119.000 đồng/kg, giảm khoảng 15.000 đồng/kg so với mức đỉnh hồi tháng 2 và 3, khi giá từng chạm mốc kỷ lục 130.000–133.000 đồng/kg.

Đầu năm 2025, trước tình hình khan hiếm nguồn cung toàn cầu, giá cà phê tăng mạnh vượt xa dự đoán, khiến nhiều hộ dân kỳ vọng đây sẽ là năm “trúng lớn”. Tuy nhiên, sau vài tháng, thị trường bắt đầu điều chỉnh khi Brazil và Colombia có tín hiệu phục hồi sản lượng, cùng với việc một số nhà đầu tư tài chính rút vốn khỏi thị trường hàng hóa. Diễn biến này khiến nhiều người dân trồng cà phê ở Tây Nguyên lâm vào tình huống khó đoán: bán sớm thì tiếc, chờ giá tăng lại rơi vào vùng giảm.

Giá cà phê biến động khiến người dân không khỏi lo lắng. (Ảnh: Internet).

Bà Nguyễn Thị Nguyện ở huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) chia sẻ “Gia đình mới bán ra khoảng 1 tấn cà phê hồi tháng 2 với giá 127.000 đồng/kg, còn gần 2 tấn giữ lại đến giờ. Thấy giá cứ tụt dần, mà thương lái gọi mua giờ chỉ còn chào 113.000–114.000 đồng/kg. Cũng tiếc, mà không bán thì lo giá giảm nữa. Cứ như đánh bạc với thời tiết và thị trường”.

Tình cảnh này không phải hiếm gặp, bởi phần lớn nông dân nhỏ lẻ ở Tây Nguyên thiếu công cụ bảo hiểm rủi ro giá và phụ thuộc nhiều vào thị trường tự do. Nhiều chuyên gia cảnh báo không nên đầu cơ với lượng hàng lớn, mà nên chia nhỏ từng phần để bán theo nhu cầu chi tiêu, vừa tránh bị ép giá, vừa có thể chủ động tài chính tái đầu tư cho vụ sau.

Cực nhọc mưu sinh trên đất đỏ

Canh tác cây cà phê ở vùng đất Tây Nguyên hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi giá đạt mức cao kỷ lục, nông dân vẫn chưa thể an tâm hoàn toàn. Những vườn cà phê bạc màu sau nhiều năm khai thác, chi phí đầu tư tăng vọt và thời tiết khắc nghiệt đang khiến đời sống của người trồng thêm chật vật. Trong đợt hạn đầu mùa năm 2025, nhiều vùng phải vật lộn với thiếu nước tưới trong giai đoạn cây ra hoa. Nhiều hộ phải khoan giếng sâu hoặc kéo đường ống xa hàng cây số để duy trì độ ẩm cho vườn. Sương muối vào tháng 3 cũng khiến nhiều diện tích hoa rụng trắng gốc, đe dọa sản lượng vụ tới.

Mỗi vườn cà phê trung bình cần tưới ít nhất ba đợt trong mùa khô, chưa kể chăm bón, làm cỏ và thuốc bảo vệ thực vật. Giá phân bón tăng liên tục trong hai năm qua, từ mức 11.000 đồng/kg lên gần 15.000 đồng/kg. Giá thuê nhân công cũng leo thang, có nơi lên tới 500.000 đồng/người/ngày vào vụ thu hoạch, nhưng vẫn rất khó tìm người.

Người dân cần tính toán kỹ khi canh tác cà phê. (Ảnh: BDV).

Theo anh Tấn Khanh, một hộ trồng cà phê tại Lâm Đồng chia sẻ. “Trồng cà phê bây giờ không còn lời nhiều nếu chỉ tính giá bán. Phải tính công mình, công thuê người, tiền dầu, tiền phân...Còn nợ đại lý vật tư đầu mùa thì lãi chẳng được bao nhiêu”.

Thực tế cho thấy, không phải ai trồng cà phê cũng đang hưởng lợi từ đợt tăng giá này. Những hộ có sẵn vốn, vườn chăm tốt sẽ dễ xoay xở. Nhưng phần lớn nông dân nhỏ lẻ vẫn phụ thuộc vào đại lý đầu vào, vay nợ ngân hàng hoặc ứng vật tư từ đầu vụ. Khi thu hoạch xong, áp lực trả nợ khiến nhiều người buộc phải bán ngay, dù giá có thể chưa đạt đỉnh. Chính vì vậy, dù giá đang rất cao, nhưng mức độ hưởng lợi của các hộ không đồng đều.

Nhiều khó khăn trong việc mở rộng diện tích cây cà phê

Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm hơn 10% giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Riêng khu vực Tây Nguyên đang chiếm hơn 90% sản lượng cà phê cả nước. Tuy nhiên, tương lai ngành cà phê không chỉ phụ thuộc vào giá bán, mà còn phụ thuộc vào khả năng của người dân gắn bó với cây cà phê.

Trong khi đó, việc mở rộng diện tích trồng cà phê hiện gần như không còn khả thi, do quỹ đất canh tác đã khai thác gần hết. Thực tế, diện tích cà phê già cỗi cần tái canh chiếm khoảng 15–20% tổng vùng trồng. Nếu thiếu nhân lực, thiếu vốn tái đầu tư, ngành cà phê Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm sản lượng nghiêm trọng trong vài năm tới, bất chấp giá bán đang cao. Một số chuyên gia đề xuất các giải pháp cấp thiết như phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới để giúp nông dân giảm chi phí, tiếp cận thị trường tốt hơn; thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận để tăng giá trị; áp dụng công nghệ số vào canh tác nhằm thu hút lớp trẻ quay về.

Lãnh đạo Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột nhận định Việt Nam đang hội nhập rất tốt vào ngành cà phê toàn cầu. Nhưng việc phát triển đại trà cà phê đặc sản hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính là quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún và phương thức canh tác vẫn mang tính tự phát. Nhiều hộ nông dân vẫn e ngại việc tuân thủ các quy chuẩn sản xuất cần thiết.

Theo giới kinh doanh, dù giá cà phê hiện ở mức cao nhưng phía sau niềm vui ngắn hạn là những thách thức dài hạn, như thời tiết cực đoan, chi phí sản xuất tăng cao đến nguy cơ thiếu hụt nhân lực trẻ. Chỉ khi người nông dân cảm thấy trồng cà phê là một nghề đáng sống, chính sách hỗ trợ đầy đủ… thì tương lai của ngành cà phê Việt Nam sẽ có những đột phá nhất định.

 

 

Ngọc Anh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline