Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 03:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 16/01/2025

EU đưa ra 9 cảnh báo về an toàn thực phẩm với rau quả Việt Nam

Chủ nhật, 10/07/2022 14:07

TMO - Trong 6 tháng đầu năm, thị trường Liên minh châu Âu (EU) đưa ra 9 cảnh báo về an toàn thực phẩm với rau quả, chiếm 22,5% tổng số cảnh báo đối với Việt Nam.

Thông tin từ Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam), trong 6 tháng đầu năm nay, trên toàn thế giới có 2.251 cảnh báo từ hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng nông sản thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU, trong đó có 40 cảnh báo đối với hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam. Riêng mặt hàng rau quả có 9 cảnh báo, chiếm 22,5% tổng số cảnh báo đối với Việt Nam. 

Việt Nam nhận được 504 thông báo liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, bao gồm thay đổi các biện pháp thay đổi mức dư lượng, phương pháp kiểm dịch. Kết quả tổng hợp cho thấy các cảnh báo tập trung vào vi phạm dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá quy định của EU, chỉ có 1 cảnh báo vi phạm cảm quan, 1 cảnh báo vi phạm aflatoxin... trong quá trình sơ chế, chế biến. 

Vừa qua, tại thị trường Hà Lan quả chôm chôm nhập khẩu bị dư lượng thuốc trừ sâu chlorpyrifos ở mức 0.022 mg/kg, mức dư lượng tối đa cho phép 0.01 mg/kg buộc phải tiêu hủy. Ớt đỏ đông lạnh nhập khẩu Hà Lan dư lượng cadmium ở mức 0,28 mg/kg, thuốc trừ sâu chlorpyrifos ở mức 0,14 mg/kg, chlorfenapyr ở mức 0,23 mg/kg, chất cấm permethrin ở mức 0,22 mg/kg.

Thị trường Châu Âu đưa ra 9 cảnh báo về an toàn thực phẩm đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu từ Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Tiến 

Cộng hòa Síp cũng tiêu hủy một sản phẩm tương ớt do chứa chất cấm E 110 - Sunset Yellow FCF và E124 - Ponceau 4R/cochineal red A. Quả thanh long tiêu hủy tại Pháp do dư lượng Dithiocarbamates ở mức 0,16+-0,080 mg/kg, mức độ tối đa cho phép 0,05 mg/kg. Tại Italy có vải thiều dư lượng permethrin ở mức 1,14+-0,057 mg/kg, mức độ tối đa cho phép 0,05 mg/kg; hạt điều mối nguy với Aflatoxin ở mức 9,6 ± 2,7 µg/kg, mức độ tối đa cho phép 4,0 µg/kg.

So với cùng kỳ năm 2021, số thông báo tăng khoảng 9%. Nhật Bản là quốc gia có nhiều thông báo nhất, với 83 thông báo, chiếm 16,47%. Xếp tiếp sau là Brazil, EU, Canada, Mỹ. Chia theo nhóm lĩnh vực, có 319 trong tổng số 504 thông báo liên quan đến các thay đổi liên quan đến thực vật, chiếm khoảng 63%.  

Tính đến giữa tháng 6 vừa qua, EU chính thức thông báo ban hành Quy định (EU) 2022/913 ngày 30/5/2022 sửa đổi Quy định về các biện pháp kiểm soát thực phẩm xuất khẩu vào EU có hiệu lực từ 3/7/2022. Theo đó, một số sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU

Cụ thể, EU chính thức đưa bún, miến, phở ra khỏi danh mục quy định yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm. Song, thị trường này vẫn tiếp tục duy trì yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm và tần suất kiểm tra 20% đối với mỳ ăn liền có nguồn gốc từ Việt Nam (trong thành phần có chứa gia vị và một số nguyên liệu, phụ gia khác).

Với thanh long, EU tiếp tục duy trì trong danh mục yêu cầu bổ sung giấy Chứng nhận an toàn thực phẩm, giữ tần suất kiểm tra 20%. Còn với mặt hàng nông sản như mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà, đậu bắp và ớt thuộc giống Capsicum, EU giữ tần suất kiểm tra 50%.

Cục Bảo vệ Thực vật khuyến nghị các đơn vị sản xuất cần tuân thủ, đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm đối với mặt hàng rau, quả xuất khẩu 

Đối với thị trường Trung Quốc, Văn phòng SPS Việt Nam cho biết cập nhật từ tháng đầu năm đến nay không có thông báo thay đổi biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật (SPS) liên quan đến sản phẩm rau quả.

Tuy nhiên, doanh nghiệp khi xuất khẩu rau quả chế biến sang thị trường này phải tuân thủ theo các quy định Lệnh 248 và Lệnh 249, các thỏa thuận đã ký giữa hai bên. Đến ngày 7/7/2022, Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho Việt Nam 2.213 mã sản phẩm cho hơn 2.000 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản làm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc.

Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh, yêu cầu của từng thị trường với nông sản khác nhau vì thế các hợp tác xã, hộ nông dân cần phối hợp cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo, giám sát chặt chẽ mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đối với nông sản xuất khẩu, đặc biệt là những trái cây, rau ăn lá nằm trong nhóm các thị trường yêu cầu.

 

 

 

Nguyễn Thanh 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline