Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 25/05/2025 22:05

Tin nóng

Thủ tướng Malaysia: Việt Nam đang trải qua những bước tiến lịch sử về kinh tế

Bắc Giang: Công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở đất

Các địa phương cần chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại

Trung tâm Di sản Thế giới: ‘Việt Nam là điển hình trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản’

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Chủ nhật, 25/05/2025

Đồng Tháp nhân rộng triển khai mô hình Làng thông minh

Chủ nhật, 25/05/2025 16:05

TMO - Mô hình “Làng thông minh” tại tỉnh Đồng Tháp được đánh giá là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và hình thành xã hội số, tạo ra nhiều tiện ích trên nền tảng công nghệ số.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Đồng Tháp, việc hình thành Mô hình "Làng thông minh" nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, phát triển sản xuất bền vững, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Người dân có một không gian đáng sống, được kết nối cũng như thụ hưởng các tiện ích và dịch vụ xã hội tốt hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và giảm tác động đến môi trường.

Xã Tân Thuận Tây (TP.Cao Lãnh) là địa phương được chọn triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng thông minh phát triển từ Hội quán nông dân. Việc xây dựng mô hình "Làng thông minh" được phát triển từ Hội quán nông dân ở xã Tân Thuận Tây nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân địa phương trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu, thay đổi các phương thức canh tác cũ bằng các phương thức canh tác thông minh.

Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng thông minh phát triển từ Hội quán nông dân  đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá thu kết quả đạt. Hiện nhóm nghiên cứu đang hoàn thiện các sản phẩm đề bàn giao cho địa phương. Trong đó, có Cổng thông tin điện tử cho hội quán; hệ thống lưu trữ, phân tích dữ liệu trung tâm cho Làng thông minh; mô hình hệ thống quan trắc môi trường quan trắc khí và đất; hệ thống tưới tự động (sử dụng năng lượng mặt trời; hệ thống camera giám sát an ninh, hệ thống chiếu sáng công cộng thông minh, ứng dụng di động dành cho thành viên hội quán và cho quản lý, bộ cơ sở dữ liệu về nhật ký canh tác sản phẩm xoài...

Hiện nay, xã Tân Thuận Tây có diện tích 500 ha trồng xoài, mỗi một cây đều được gắn mã QR code để truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, bà con còn biết cách trồng xoài rải vụ, xoài VietGAP, hữu cơ… để vừa ứng biến được với thị trường, vừa liên kết sản xuất, nâng cao giá trị. Bà con cũng đã biết làm du lịch cộng đồng để phát huy giá trị tài nguyên bản địa, biết ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất cũng như trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. 

Trạm quan trắc khí tượng được lắp đặt tại làng thông minh (Ảnh: MH). 

Từ hiệu quả tại Tân Thuận Tây, đến nay mô hình "Làng thông minh" đã nhân rộng đến các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hiện tại Đồng Tháp có 06 địa phương có “Làng thông minh” được công nhận gồm: Xã Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười), xã Định Yên (huyện Lấp Vò); xã Bình Thạnh, xã Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh); xã Tân Nhuận Đông, xã An Nhơn (huyện Châu Thành). 

Tại xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh cùng với việc triển khai ác tiêu chí của “Làng thông minh”, địa phương còn thực hiện mô hình “Xã thương mại điện tử” nhằm từng bước ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp. Mô hình này giúp xây dựng dữ liệu thông tin, đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, gia tăng mức độ tin cậy của người tiêu dùng. 

Từ các ứng dụng mới khá tiện ích và xu thế phát triển những tính năng tối ưu, nhiều hộ dân mạnh dạn áp dụng, ngoài việc theo dõi những chính sách mới của địa phương; những chỉ số đo lường, tình hình sâu bệnh trên hệ thống cảm biến IoT trong nông nghiệp, người dân còn ứng dụng trực tiếp vào quá trình canh tác nông sản và bán sản phẩm thông qua ứng dụng tiện ích trên điện thoại thông minh, đưa sản phẩm của nhà vườn càng đến gần với người tiêu dùng góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, đến nay trên địa bàn tỉnh có 06 mô hình “Làng thông minh” được công nhận. Để nhân rộng mô hình trong thời gian tới, Sở tiếp tục tham mưu tỉnh đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ số, nâng cao nguồn nhân lực và kỹ năng số tại các địa phương; chú trọng phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh, hỗ trợ chính sách và sự hợp tác từ các tổ chức, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh hợp tác với các Viện, trường và doanh nghiệp để nghiên cứu, chuyển giao các giải pháp công nghệ thiết thực, tập trung vào quản lý sản xuất, thiết bị tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là các mô hình nông nghiệp thông minh đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân nông thôn. Từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển nông thôn bền vững và thông minh, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tiếp theo. 

Tỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn; làm cho môi trường sống của người dân tốt hơn, sản xuất bền vững, sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo dịch vụ cộng đồng cho người dân, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và giảm tác động đến môi trường, cơ hội mới cho chuỗi giá trị cao tại nông thôn trong việc cải tiến sản phẩm.../.

 

Hồng Hà 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline