Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/04/2025 10:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 03/04/2025

Đồng Tháp: Công bố đề án bảo tồn, bảo vệ sếu đầu đỏ trong Vườn quốc gia Tràm Chim

Thứ bảy, 14/12/2024 06:12

TMO - Sếu đầu đỏ là loài chim hiếm, có tên trong Sách đỏ thế giới, hiện nay đang trong tình trạng nguy cấp cần được bảo vệ. Sếu đầu đỏ là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp). Mới đây, nhằm bảo vệ loài chim quý hiếm này, tỉnh Đồng Tháp đã công bố đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032.”

Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp, nằm giữa các xã: Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ, Tân Công Sính, Phú Thành A và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông cách thành phố Cao Lãnh 40km. Vườn quốc gia Tràm Chim có diện tích 7.313ha. Năm 2012, Vườn quốc gia Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới.

Nơi đây có hệ thống động/thực vật phong phú, đa dạng. Trong đó, thực vật có khoảng 130 loài nổi bật nhất là sen, súng, lúa ma, cỏ ống, năng ống, mầm mốc…đồng thời nơi này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng ¼ số loài chim có ở Việt Nam .

Trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới như: Ngang cánh trắng, Te vàng, Bồ Nông, Gà Đãy Java và đặc biệt là sếu đầu đỏ, chúng được xếp vào sách đỏ thế giới cần được bảo vệ vì đang có nguy cơ tuyệt chủng. Hàng năm, từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 05 năm sau là lúc đàn sếu bay về Tràm Chim cư trú.

Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp, sếu đầu đỏ là loài sinh vật hiếm, có tên trong Sách Đỏ thế giới. Trước đây có những năm, hàng nghìn con sếu đầu đỏ di cư về vùng đất Tràm Chim sinh sống. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, quần thể sếu đầu đỏ về đây ngày càng ít dần.

Những năm qua, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, sự thay đổi chế độ thủy văn và các tác động từ nhiều nguyên nhân khiến cho hệ sinh thái Tràm Chim bị thay đổi, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn và môi trường sinh sống của Sếu đầu đỏ. Hiện nay, việc canh tác nông nghiệp quá mức cũng phần nào làm thu hẹp môi trường sinh sống của Sếu đầu đỏ, dẫn đến quần thể sếu về Tràm Chim ngày càng ít dần. Vì vậy, việc nghiên cứu, hợp tác chuyển giao, nuôi dưỡng và bảo tồn Sếu đầu đỏ là yêu cầu cấp bách. Bởi loài chim này là biểu tượng về văn hóa, tâm linh trong đời sống tinh thần của người dân từ ngàn xưa...

Để hiện thực hóa việc “đưa đàn sếu trở về,” Đồng Tháp đã xây dựng và phê duyệt Đề án "Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022-2032." Mục tiêu là phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim bằng biện pháp nuôi và thả lại tự nhiên. Trong 10 năm (từ năm 2022-2032) sẽ nuôi thả 100 cá thể sếu với tối thiểu 50 cá thể sống sót.

Đàn sếu đầu đỏ thả ra sẽ có thể tự sinh sản, tồn tại ngoài tự nhiên và có thể sinh sống quanh năm ở Vườn quốc gia Tràm Chim. Trong Đề án có nhiều hoạt động như nhận, nuôi dưỡng sếu chuyển giao, đồng thời, nghiên cứu sinh sản và tái thả sếu đầu đỏ về tự nhiên tại Vườn quốc gia Tràm Chim; cải tạo, phục hồi hệ sinh thái và sinh cảnh sống của sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia, hướng đến phục hồi và bảo tồn các giá trị về đa dạng sinh học điển hình của vùng Đồng Tháp Mười xưa.

Phục hồi và phát triển đàn sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim là mục tiêu tỉnh Đồng Tháp hướng đến. (Ảnh minh hoạ). 

Đồng thời xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững (lúa), kết hợp tốt giữa việc đảm bảo sinh kế người dân và môi trường xung quanh vùng nuôi thả sếu về môi trường tự nhiên…Đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các bên và biên bản thỏa thuận các hoạt động với đối tác Thái Lan; triển khai một số chương trình phục hồi hệ sinh thái trong Vườn quốc gia Tràm Chim.

Bên cạnh đó triển khai mô hình canh tác lúa sinh thái hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ xung quanh vùng đệm; xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nuôi sếu; truyền thông, tập huấn chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ chăm sóc sếu đầu đỏ. Việc phục hồi và phát triển đàn sếu ở Vườn quốc gia Tràm Chim có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học cũng như đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây. Sự thành công của Đề án góp phần quan trọng để bảo tồn đàn sếu đầu đỏ của khu vực hạ lưu sông Mekong vốn đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng.

Đáng chú ý, Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, cần ưu tiên quy hoạch vùng đất ngập nước chi tiết và triển khai các dự án phục hồi nguồn nước tự nhiên; cần trồng các loài cây đảm bảo nguồn thức ăn phong phú cho sếu đầu đỏ. Bên cạnh đó, công tác giám sát và quản lý chất lượng nước cần được tăng cường, đặc biệt hạn chế việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp gần các khu vực đất ngập nước... Mặc khác, nên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý, giám sát tài nguyên thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và theo dõi tiến độ thực hiện Đề án.

Sau thời gian tích cực triển khai nhiều giải pháp phục hồi, năm 2024, hệ sinh thái tại Vườn Quốc gia Tràm Chim đang dần phục hồi theo đúng bản chất, đặc trưng của hệ sinh thái vùng đất ngập nước tự nhiên. Nhiều loài chim đến trú ngụ với số lượng lớn, các loài thực vật quan trọng như: năng kim, lúa ma cũng bắt đầu hồi phục, tạo môi trường sinh sống và nguồn thức ăn phong phú cho Sếu đầu đỏ.

Trong thời gian tới, tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền rộng rãi cho người dân về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn Sếu đầu đỏ. Mỗi người dân đều phải có trách nhiệm cùng chung tay thực hiện, hình thành nét văn hóa trân trọng thiên nhiên, yêu quý và xem Sếu đấu đỏ như những người bạn, góp phần tạo môi trường sống tốt cho loài chim này.

Được biết, sếu đầu đỏ được tái phát hiện ở Vườn Quốc gia Tràm Chim vào năm 1985. Số lượng sếu ghi nhận được ở Tràm Chim có lúc hơn 1.000 cá thể (1.058 cá thể vào năm 1988). Từ đó đến cuối các năm 1990, Tràm Chim luôn là nơi có nhiều sếu đầu đỏ nhất trong khu vực hạ lưu sông Mê Kông. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng sếu đầu đỏ về Tràm Chim càng lúc càng giảm.

 

 

Mỹ Lệ

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline