Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 12:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Đồng Nai ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ

Thứ bảy, 02/12/2023 05:12

TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai cho biết, sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở việc tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, mà còn phải hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm; do đó phát triển nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng ngày càng cao.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030; Đồng Nai là một tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 270 nghìn ha, với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng; tuy nhiên phát triển nông nghiệp hữu cơ tại một tỉnh Công nghiệp như Đồng Nai sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tỉnh Đồng Nai đã xác định vai trò quan trọng của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định: "Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp theo hướng hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm" là 1 trong 4 nhiệm vụ đột phá.

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 05/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030. Các chính sách tỉnh Đồng Nai hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn đến năm 2030, bao gồm: Hỗ trợ một lần 100% chi phí xác định diện tích đủ điều kiện sản xuất hữu cơ, gồm điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí. Mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/doanh nghiệp.

Tiếp theo là chính sách hỗ trợ một lần về vật tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho các cơ sở. Cụ thể là hỗ trợ phân bón hữu cơ đối với lĩnh vực trồng trọt với mức hỗ trợ như sau: Sầu riêng, xoài, bưởi, dưa lưới 25 triệu đồng/ha; chôm chôm, hồ tiêu, ca cao 20 triệu đồng/ha; rau ăn quả 12 triệu đồng/ha; cây điều 10 triệu đồng/ha; lúa và rau ăn lá 9 triệu đồng/ha. Hỗ trợ thức ăn hữu cơ đối với lĩnh vực chăn nuôi với mức hỗ trợ như sau: Heo 8 triệu đồng/đơn vị vật nuôi; gà: 5 triệu đồng/đơn vị vật nuôi.

UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích các địa phương mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 28/9/2023 về phê duyệt Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện , trong đó mục tiêu đến năm 2025 tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 1.322 ha, chiếm 0,49% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; trong đó diện tích gieo trồng hướng hữu cơ 1.251 ha, chiếm 0,46% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; diện tích gieo trồng hữu cơ 72 ha, chiếm 0,03% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Chăn nuôi, bước đầu chỉ có chăn nuôi hướng hữu cơ; trong đó, đàn bò 290 con; đàn heo 1.700 con, đàn gia cầm 100.000 con. Thủy sản nuôi theo hình thức quảng canh dưới tàn rừng hướng hữu cơ (tôm sú, cá chẽm, cua biển, hàu và một số đối tượng nước lợ khác) với diện tích là 200 ha; Đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 4.400 ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.

Đề xuất 8 vùng đáp ứng các tiêu chí để hình thành vùng sản xuất NNHC tập trung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bao gồm: huyện Tân Phú 2 vùng: vùng 1 là xã Đak Lua; vùng 2 (4 xã Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú Lập và Tà Lài); vùng 3 xã Thanh Sơn huyện Định Quán; vùng 4 xã Hiếu Liêm huyện Vĩnh Cửu; vùng 5 xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu; vùng 6 xã Suối Cao huyện Xuân Lộc; vùng 7 xã Lâm San huyện Cẩm Mỹ; vùng 8 xã Phước An huyện Nhơn Trạch. Hình thành 23 điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ không tập trung.

Tính đến nay, toàn tỉnh có 25,3ha diện tích cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ với nhiều sản phẩm như tiêu, sầu riêng, rau. Tỉnh đã quy hoạch được 8 vùng sản xuất hữu cơ tập trung với tổng diện tích gần 19 nghìn ha. Ngoài vùng tập trung, toàn tỉnh xác định thêm 23 điểm đáp ứng được điều kiện sản xuất hữu cơ tại các địa phương. 

Tại huyện Cẩm Mỹ, địa phương này đang chuyển dần sản xuất từ quy mô nhỏ lẻ sang quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật, bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Huyện Cẩm Mỹ đã xây dựng được 4 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Cụ thể, mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại xã Sông Ray; mô hình sản xuất sầu riêng tại xã Xuân Quế; mô hình sản xuất hồ tiêu tại xã Lâm San và mô hình sản xuất sầu riêng tại xã Xuân Bảo. Trong đó, có 2 mô hình với 5,5ha trồng tiêu và sầu riêng được cấp chứng nhận hữu cơ gồm: 2,5ha tiêu tại Hợp tác xã nông nghiệp Lâm San và 3,3ha sầu riêng tại xã Xuân Quế. Đây đều là những mô hình đầu tiên của tỉnh về sản phẩm hồ tiêu và sầu riêng được cấp chứng nhận hữu cơ.

Vùng sản xuất lúa tập trung tại xã Sông Ray với diện tích 400ha đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hóa tập đã tổ chức được 4 vụ với 5,5ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ. Vùng sản xuất sầu riêng chuyên canh với diện tích trên 1 ngàn ha tại các xã Nhân Nghĩa, Xuân Bảo, Bảo Bình, Long Giao, Xuân Quế đã có hơn 144ha sản xuất theo chuẩn VietGAP; có 13 vùng sầu riêng được cấp mã số vùng trồng. Vùng sản xuất hồ tiêu tập trung với diện tích hơn 2 ngàn ha tập trung tại xã Sông Ray, Lâm San. Trong đó, có 2,5ha đã được cấp chứng nhận hữu cơ, 13,5ha được cấp chứng nhận GlobalGAP và đang triển khai nhân rộng gần 18ha tiêu chuẩn hữu cơ.

Các địa phương đã hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ với những sản phẩm chủ lực. Ảnh: ĐV. 

Tại huyện Định Quán, chính quyền địa phương đang phối hợp với công ty trên địa bàn triển khai hai mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ tại xã Ngọc Ðịnh, với 20 con lợn nái và 400 con lợn thịt. Hiện nay, cả hai mô hình này đang thực hiện chăn nuôi theo quy trình hữu cơ Trong quá trình nuôi, hai mô hình này đều sử dụng đệm lót sinh học và thức ăn có trộn men vi sinh. Nhờ vậy giảm mùi hôi từ chất thải chăn nuôi, đồng thời ức chế được sự xâm nhập và phát triển của một số vi sinh vật gây hại trên vật nuôi. Phần nước thải chăn nuôi sẽ chảy theo hệ thống vào hố thu gom và được xử lý bảo đảm không thải trực tiếp ra môi trường. 

Huyện Vĩnh Cửu có diện tích tự nhiên gần 109 ngàn ha; diện tích đất nông nghiệp khoảng 89 ngàn ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp khoảng 15 ngàn ha; đất lâm nghiệp là 72 ngàn ha; đất nuôi trồng thủy sản khoảng 1.200 ha; đất nông nghiệp khác khoảng 310 ha. Giá trị sản xuất ngành nông-lâm-thủy sản tăng bình quân 4,07%/năm, góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

Giai đoạn 2021 - 2030, huyện thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng tới khai thác hiệu quả quỹ đất sản xuất và phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp hữu cơ, từng bước ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Hiện nay, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của huyện gồm các loại cây như lúa, xoài, bưởi, cam, quýt…

Hiện nay, tổng diện tích nhóm cây trồng, vật nuôi chủ lực lâu năm của huyện có trên 4.600 ha. Trong đó, diện tích cây xoài khoảng 2.800 ha tập trung chủ yếu trên địa bàn 03 xã: Mã Đà, Phú Lý, Hiếu Liêm. Những năm qua, huyện đã tập trung các nguồn lực để hỗ trợ nông dân trồng xoài ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất như ứng dụng hệ thống tưới nước và bón phân qua đường ống; xử lý ra hoa trái vụ, rải vụ; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; triển khai sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất. Diện tích xoài được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 24 ha. Đối với nhóm cây có múi với cây bưởi đặc sản diện tích gần 1.300 ha tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Tân Bình, Bình Lợi, Hiếu Liêm, Phú Lý.

Nông dân trồng bưởi đã  ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tưới nước và bón phân qua đường ống, xử lý ra hoa trái vụ, rải vụ trong năm, được hỗ trợ chứng nhận chỉ dẫn địa lý Bưởi Biên Hòa đặc sản Tân Triều, Bưởi da xanh trên địa bàn xã Bình Lợi đã được cấp nhãn hiệu hàng hóa, tăng cường sản xuất theo hướng hữu cơ thông qua việc sử dụng các chế phẩm sinh học IMO, MEVI, EM…, phân bón hữu cơ. Diện tích bưởi được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 42 ha. Nhóm cây cam, quýt  hiện khoảng 500 ha tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã Hiếu Liêm, Trị An, Phú Lý, Mã Đà. Diện tích quýt được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 44 ha. Kế đến là cây lúa với khoảng 1550 tập trung ở xã Tân Bình và Bình Hoà với điều kiện thuận khí hậu, thổ nhưỡng lợi, hệ thống thủy lợi đảm bảo, lúa sản xuất lúa 03 vụ/năm, nông dân đang từng bước hướng đến sản xuất lúa theo tiêu chuẩn an toàn, hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Huyện Vĩnh Cửu đồng thời là địa phương đầu tiên trong tỉnh triển khai mô hình tự sản xuất và sử dụng men IMO để làm phân bón, thuốc BVTV sinh học giúp nông dân tận dụng được các phụ phế phẩm nông nghiệp và rác thải hữu cơ, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng, không gây ô nhiễm môi trường trong khu vực sản xuất, đất đai ngày càng màu mỡ, tơi xốp là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. 

 

 

Thu Hoài 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline