Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 09:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Đồng bộ các giải pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Thứ năm, 14/09/2023 07:09

TMO - Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi phát sinh và lây lan, bảo đảm an toàn cho phát triển chăn nuôi, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung chỉ đạo các cấp huyện và các sở, ngành triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn.

Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi tái xuất hiện và có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, chính quyền các cấp cùng cơ quan chuyên môn của tỉnh đã và đang tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu là địa phương bị ảnh hưởng lớn bởi dịch tả lợn châu Phi.

Trên địa bàn xã Sùng Phài hiện có trên 3.600 con lợn. Bệnh dịch xuất hiện từ đầu tháng 8 tại các bản Gia Khâu I sau đó lây sang các bản khác. Theo cơ quan chuyên môn, nguyên nhân tái nhiễm bệnh ở các bản thuộc xã Sùng Phài là do mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tồn tại ngoài môi trường từ các ổ dịch cũ từng xảy ra trên địa bàn xã năm 2020; một số con lợn nhiễm mầm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, bài tiết virus ra ngoài môi trường kết hợp với các hoạt động khác của con người như vận chuyển, buôn bán.

Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố hướng dẫn người dân xã Sùng Phài tiêu độc khử trùng chuồng nuôi sau khi có lợn bị chết do bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: BD. 

Từ đầu năm đến nay, thành phố Lai Châu có 90 con lợn với tổng trọng lượng 5.285kg bị chết do bệnh tả lợn châu Phi. Xác định phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi là việc làm thường xuyên, liên tục, ngay từ đầu năm Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Lai Châu đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh dịch tả lợn châu Phi nói riêng; trong đó, triển khai tiêm vaccine phòng bệnh định kỳ vào dịp Thu Đông; thực hiện 2 đợt phun tiêu độc khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền người dân thực hiện “5 không” (không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt); đồng thời, hướng dẫn các hộ chấp hành nghiêm quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y.

Từ đầu năm 2023 đến nay, tại tỉnh Lai Châu dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 113 hộ, hợp tác xã/13 bản ở 6 xã thuộc huyện Nậm Nhùn, Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ và thành phố Lai Châu. Tổng số lợn chết, tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh 837 con với trọng lượng 37.813 kg. Hiện toàn tỉnh còn 2 ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi tại huyện Phong Thổ và thành phố Lai Châu chưa qua 21 ngày. Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu) cho biết, nhằm không để dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng, chi cục đã cử cán bộ xuống cơ sở kiểm tra, nắm bắt tình hình dịch bệnh và phối hợp với chính quyền cơ sở điều tra dịch tễ; đồng thời, tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương xét nghiệm để chẩn đoán dịch bệnh; tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh tại ổ dịch và những khu vực lân cận để kịp thời tham mưu, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát và lây lan ra diện rộng.

Khử trùng khu vực chăn nuôi là một trong những giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh lây lan đang được triển khai tại tỉnh Bắc Kạn. 

Tại tỉnh Bắc Kạn, dịch tả lợn châu Phi tại huyện Na Rì đang diễn biến phức tạp với một số ổ dịch mới được công bố. Hiện nay, huyện Na Rì đã có 6 xã bùng phát dịch tả lợn châu Phi, gồm: Trần Phú, Liêm Thủy, Cư Lễ, Dương Sơn, Cường Lợi và Văn Vũ. Tính đến ngày 08/9, có 134 con lợn với trọng lượng hơn 4,2 tấn của 31 hộ dân ở 16 thôn bị tiêu hủy. Thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi là không nhỏ đối với các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Do đó, công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tránh tâm lý bán chạy để gỡ vốn của các hộ chăn nuôi. Huyện Na Rì đã chỉ đạo các cấp chính quyền cùng vào cuộc, phối hợp với các hội đoàn thể để tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Đặc biệt, chỉ đạo các địa phương sát sao trong việc thống kê, báo cáo biến động đàn lợn để có phương án kiểm soát dịch hiệu quả.

Diễn biến dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Na Rì ngày càng phức tạp khi số địa phương có lợn nhiễm bệnh tăng nhanh. Tuy nhiên cũng có xã như: Cư Lễ, Dương Sơn chỉ xuất hiện lợn mắc bệnh ở 01 hộ dân và đã duy trì nhiều ngày không có ca bệnh mới. Trong đợt dịch cách nay hơn 1 năm, huyện Na Rì cũng có xã không bùng dịch. Điều này cho thấy nếu thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, trong đó có tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đối với việc ngăn ngừa, đẩy lùi dịch bệnh trên đàn lợn. 

Tính đến đầu tháng 9/2023, tại tỉnh Đắk Lắk bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 90 hộ thuộc 65 thôn/buôn của 11 huyện, thị xã, thành phố, gồm: Cư M’gar, Krông Pắc, M’Drắk, Lắk, Krông Năng, Ea H’leo, Ea Súp, Krông Năng, Cư Kuin, TX. Buôn Hồ và TP. Buôn Ma Thuột. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 1.028 con; khối lượng tiêu hủy là trên 41 tấn. UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu UBND cấp huyện thành lập đoàn công tác trực tiếp đôn đốc và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý dứt điểm, triệt để ổ dịch; áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh tại ổ dịch, nơi xử lý chôn lợn, địa bàn nguy cơ cao, dụng cụ, phương tiện vận chuyển lợn bệnh và người tham gia xử lý ổ dịch.

Các hộ chăn nuôi tại Đắk Lắk chú trọng giám sát, kịp thời phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh để có phương án xử lý. 

UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã và cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ dịch bệnh trên đàn lợn, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc dịch tả lợn châu Phi; xử lý nghiêm trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan...

Cùng với đó, tại các địa phương, việc tái đàn lợn phải theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo quy định; tổ chức triển khai việc tổng vệ sinh, sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường, nhất là ở những nơi có mật độ chăn nuôi cao, các điểm tập kết, buôn bán, giết mổ động vật, địa phương thường xuyên xảy ra dịch tả lợn châu Phi theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành chăn nuôi và thú y; tập trung mọi lực lượng để tổ chức xử lý kịp thời, triệt để những ổ dịch mới phát sinh không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng và dây dưa kéo dài.

Ngoài ra, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí đầy đủ các nguồn lực để tổ chức hiệu quả các chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh; phối hợp kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn để tái đàn, nuôi thương phẩm, lợn đến cơ sở giết mổ nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy mẫu giám sát, đánh giá sau tiêm phòng vaccine phòng chống; giám sát, đánh giá sự lưu hành của mầm bệnh để sớm phát hiện, cảnh báo và triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh hướng tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật; chủ động phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm...

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 8/2023, cả nước phát sinh 33 ổ dịch tả heo châu Phi tại 15 tỉnh, thành phố. Từ đầu năm đến nay, cả nước phát sinh 264 ổ dịch tại 38 tỉnh, thành phố; tổng số heo bị tiêu hủy là 10.468 con. So với cùng kỳ năm 2022, số ổ dịch giảm 74,41%; số heo phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 79,13%. Hiện nay, cả nước có 50 ổ dịch thuộc 30 huyện của 15 tỉnh chưa qua 21 ngày.

Để ngăn ngừa, kiểm soát nguy cơ lan rộng của dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh. Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch. Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả thú y cơ sở, người chăn nuôi và toàn dân về bệnh DTLCP để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP.  Đàn lợn khi phát hiện nghi nhiễm, mắc bệnh Dịch tả lợn châu phi cần lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân bệnh, nếu xác định dương tính, không thực hiện điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh; cần báo cáo ngay chính quyền địa phương và thú y cơ sở để tiêu hủy sớm toàn bộ đàn lợn, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học...

 

 

Đức Khôi 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline