Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 17:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Đồng bộ các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước

Thứ ba, 15/02/2022 15:02

TMO- Trước tình trạng nguồn nước trên các sông, rạch chịu nhiều tác động ô nhiễm, tỉnh Long An đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho người dân địa phương.

Những năm gần đây, người dân sống gần khu vực kênh An Hạ, kênh Thầy Cai, kênh Ranh trên địa bàn huyện Đức Hòa thường xuyên đối diện với tình trạng ô nhiễm, mùi hôi khó chịu ở các dòng kênh này. Có những điểm kênh, rạch nước đen kịt, nổi váng dầu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân địa phương.

Ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng ở các con kênh tại huyện Đức Hòa

Tại các khu vực thuộc huyện Cần Đước, cần Giuộc nhiều hộ dân phải chịu cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt. Nguồn nước nơi đây chủ yếu lấy từ các giếng khoan, trạm cấp nước tập trung hay nguồn nước mưa dự trữ không đảm bảo tiêu chuẩn. Hằng năm, cứ vào mùa khô, trên các sông, kênh, rạch nguồn nước thường bị nhiễm mặn, thậm chí có nơi bị ô nhiễm nặng.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết: Nguồn tài nguyên nước ngầm đang ngày càng cạn kiệt, nguồn nước mặt cũng giảm mạnh, một số nơi bị “mặn hóa” bởi tình trạng hạn, xâm nhập mặn. Việc thiếu nước sinh hoạt, sản xuất xảy ra tại một số địa phương, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng trong nước mặt còn khá phổ biến tại các vị trí tiếp nhận nước thải từ khu dân cư tập trung và hoạt động công nghiệp. Đặc biệt, hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Long An đang phát triển mạnh. Môi trường tiếp nhận nước thải công nghiệp là hệ thống sông, kênh, rạch và cũng là nguồn cung cấp nguồn nước phục nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu và nhu cầu sinh hoạt của một số khu vực dân cư sống ven sông.

Để bảo vệ nguồn nước đảm bảo chất lượng sinh học cùng sản xuất nông nghiệp, tỉnh Long An đã thực hiện Dự án phân vùng xả nước thải vào các sông chính trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá về hiện trạng tài nguyên chất lượng nguồn nước mặt và đưa ra bức tranh tổng thể về hiện trạng tài nguyên nước mặt cùng những nguy cơ tác động đến nguồn nước, đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.

Ô nhiễm nguồn nước khiến các hộ dân phải mua nước sạch để sử dụng

Đồng thời, nhằm thực hiện quản lý hiệu quả, hướng đến tài nguyên nước bền vững, UBND tỉnh Long An đã ban hành Quyết định về phê duyệt Danh mục vùng cấm, hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất và các Bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất; cùng với đó là ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý khai thác tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Long An cũng đồng thời triển khai kế hoạch yêu cầu trám lấp, đóng bít các giếng khai thác nằm trong các khu, cụm công nghiệp có đường ống cấp nước mặt trên địa bàn các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, TP. Tân An; đến nay đã đóng bít 352 giếng/404 giếng của 17 khu, cụm công nghiệp.

Song song đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2021 - 2025. Mục tiêu chung là hoàn thiện cơ sở hạ tầng nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh, từng bước xóa bỏ các trạm cấp nước có quy mô nhỏ, chất lượng nước kém, tiến tới thực hiện chủ trương cấp nước an toàn, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.

Trong thời gian tới, Sở TN&MT Long An sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát và yêu cầu các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác nước phải lập thủ tục cấp giấy phép khai thác sử dụng theo quy định của Luật Tài nguyên nước. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, quản lý chặt chẽ những khu vực có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline