Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 19:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Đồng bằng sông Cửu Long cải thiện hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ ba, 04/04/2023 08:04

TMO - Nhằm nâng cao năng lực ứng phó, hạn chế thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, thời gian tới 16 dự án về xây dựng đường ven biển, kết nối vùng, đê bao chống sạt lở, hồ trữ nước ngọt… được đề xuất triển khai tại các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, từ tháng 3/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng 6 đối tác phát triển phương án nguồn vốn nước ngoài cho các dự án tổ chức hơn 10 chuyến khảo sát, làm việc với 13 tỉnh, thành phố và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trao đổi về quy mô, hướng tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương trong vùng đã xây dựng 16 đề xuất dự án,  tổng mức đầu tư khoảng 94.328 tỷ đồng.

Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục hoàn thiện nội dung trên cơ sở ý kiến của lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Dự kiến đến tháng 6/2023 trình Chính phủ phê duyệt đề xuất, tháng 12/2023 phê duyệt chủ trương đầu tư, góp phần thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hiện thực hóa quy hoạch vùng, tạo động lực phát triển cho các địa phương, tăng tính liên kết vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

16 dự án về xây dựng đường ven biển, kết nối vùng, đê bao chống sạt lở, hồ trữ nước ngọt…được để xuất triển khai nhằm cải thiện, hoàn thiện hạ tầng, nâng cao năng lực ứng phó BĐKH tại ĐBSCL.  

Trong số các dự án đề xuất, đáng chú ý có loạt dự án đường ven biển đi qua 7 tỉnh, với tổng mức đầu tư (TMĐT) gần 43.000 tỷ đồng. Cụ thể, đoạn qua tỉnh Tiền Giang dài 31km (TMĐT 5.591 tỷ đồng); qua Bến Tre 27km (8.409 tỷ đồng); Trà Vinh hơn 62km (8.717 tỷ đồng); Sóc Trăng 85km (5.918 tỷ đồng); Kiên Giang gần 70km (2.326 tỷ đồng); Bạc Liêu gần 55km (3.441 tỷ đồng) và Cà Mau hơn 85km (8.310 tỷ đồng).

Tại tỉnh Vĩnh Long, dự án được để xuất triển khai là hoàn thiện đê bao sông Măng Thít (giai đoạn 2); Kè sông Hậu đoạn qua thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Nạo vét đắp bờ bao (35km) nâng cấp tuyến đê bao kết hợp giao thông nông thôn (khoảng 32km). Đầu tư hệ thống cống điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt. Đầu tư các tuyến kè chống sạt lở bờ sông trên sông Măng Thít và sông Hậu, với tổng chiều dài khoảng 15km, đường giao thông sau kè và các công trình phụ trợ kỹ thuật khác.

Còn thành phố Cần Thơ đề xuất dự án Phát triển bền vững thành phố Cần Thơ thích ứng với biến đổi khí hậu, TMĐT 9.791 tỷ đồng, bao gồm các hợp phần: Mở rộng QL61C (10,2km); Đường kết nối Ô Môn, Thới Lai - Giồng Riềng (22,5km); Xây dựng cầu Ô Môn qua sông Hậu kết nối Cần Thơ với Đồng Tháp.  Tỉnh An Giang sẽ xây dựng hệ thống hồ trữ ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên. Đề xuất ban đầu: Hợp phần 1: Hệ thống hồ trữ ngọt cho vùng khô hạn. Dung tích dự kiến 162,75 triệu m3. Diện tích tưới đảm nhận 13.850 ha, diện tích lòng hồ 4.650 ha; hệ thống đê bao 68km; kênh tưới (đường ống) dài 49km; Hợp phần 2: Hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp: Giao thông bờ đông Thai La dài 45km; Nâng cấp, nạo vét kênh cấp 1 liên kết vùng An Giang- Kiên Giang dài 113km.

Ngoài ra, các dự án cải tạo hệ thống kênh trục chính chuyển nước từ sông Hậu về bán đảo Cà Mau; Cải tạo hệ thống kênh trục chính liên vùng, liên tỉnh khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu; Kết nối hệ thống thủy lợi Bảo Định – Gò Công – Tân Trụ cũng được đề xuất triển khai trong thời gian tới. Dự kiến các dự án được phê duyệt đề xuất vào tháng 6/2023, duyệt chủ trương đầu tư tháng 12/2023; quyết định đầu tư và ký hiệp định tháng 6/2024 và tháng 9/2024.

Biến đổi khí hậu đặc biệt là sự gia tăng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, sạt lở bờ sông tại ĐBSCL, đòi hỏi khu vực này cần cải thiện, hoàn thiện hạ tầng ứng phó. 

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đồng bằng phì nhiêu, được coi là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản của đất nước, nhưng ĐBSCL lại đang đứng trước nạn hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở do biến đổi khí hậu gây ra. nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, hiện nay xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL diễn ra sớm hơn từ 1-1,5 tháng so với những năm trước đây và thời gian diễn ra dài hơn. Độ mặn đầu mùa khô lớn hơn giữa mùa. Tình trạng này diễn ra ngược lại với quy luật xâm nhập mặn trước đây. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở Biển Đông, vùng Biển Tây hoặc cả hai.

Theo báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam năm 2022, với chiều dài bờ biển khoảng 744 km, nhưng hiện nay ĐBSCL có khoảng 286 km đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Xói lở bờ biển làm thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và mất nhà cửa, tài sản và sinh kế của người dân, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng các tỉnh ĐBSCL.

Theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố, đối với tác động của biến đổi khí hậu nếu mực nước biển dâng 100cm thì nguy cơ ngập cho ĐBSCL sẽ lên tới 47,29% và khoảng 570.000ha lúa sẽ bị ngập và các khu vực chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang. Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng tác động rất nặng nề như xâm nhập mặn cùng tác động của hạn hán sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước ngọt, giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm. Chính vì vậy cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp vì hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng các công trình thích ứng cao với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm của các địa phương tại khu vực này.

 

 

Minh An 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline