Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 23:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Điều tiết nguồn nước, hạn chế thiệt hại đối với cây trồng

Chủ nhật, 05/05/2024 07:05

TMO - Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán, thiếu nước đã khiến hàng chục nghìn hecta cây trồng khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ bị ảnh hưởng. Các địa phương và bà con nông dân các khu vực này đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp do hạn hán, thiếu nước gây ra.

Thông tin từ Cục Thủy lợi, từ tháng 2 đến nay khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng, tổng lượng mưa phổ biến thiếu hụt so trung bình nhiều năm. Trong đó, khu vực Trung Bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ từ 36 đến 39 độ C, có nơi trên 40 độ C; tổng lượng mưa thiếu hụt từ 10 đến 40% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm.

Qua thống kê, khu vực Trung Bộ dung tích trữ hiện tại trong các hồ chứa thủy lợi đạt 55% dung tích thiết kế. Khu vực này có 308/2.945 hồ chứa đang trữ dưới 50% dung tích thiết kế, bao gồm 82 hồ dưới mực nước chết gồm: Thanh Hóa 53 hồ, Quảng Nam 4 hồ, Bình Định 15 hồ, Ninh Thuận 5 hồ, Bình Thuận 5 hồ.

Với nguồn nước này, Cục Thủy lợi dự báo Bắc Trung Bộ có khoảng 8.700-14.200ha có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Địa phương có diện tích có nguy cơ lớn nhất là Nghệ An, tiếp đến là Thanh Hóa, Quảng Trị…Tại khu vực Nam Trung Bộ, dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi đạt 61% dung tích thiết kế. Tại khu vực này có khoảng 16.500-21.000 ha có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Địa phương có diện tích có nguy cơ lớn nhất là Ninh Thuận, tiếp đến là Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên. 

Các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ cần tiếp tục triển khai các giải pháp cân đối, điều tiết nguồn nước chống hạn cho cây trồng (Ảnh: HN). 

Còn tại khu vực Tây Nguyên lượng mưa thiếu hụt từ 45 đến 70% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm; khu vực Đông Nam Bộ, lượng mưa thiếu hụt từ 70 đến 95% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm. Riêng khu vực Tây Nguyên, dung tích trữ hiện tại trong các hồ chứa thủy lợi chỉ đạt 34% dung tích thiết kế, thấp hơn so cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng 9%. Hiện, trong vùng có 621/1.303 hồ chứa trữ dưới 50% dung tích thiết kế, trong đó 110 hồ chứa nhỏ dưới mực nước chết gồm: Kon Tum 11 hồ, Gia Lai 2 hồ, Đắk Lắk 49 hồ, Đắk Nông 26 hồ, Lâm Đồng 22 hồ.  

Tại các khu vực này đã có khoảng 24.726ha cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán, thiếu nước. Trong đó, tỉnh Bình Thuận có 365ha, Kon Tum 106ha, Gia Lai 648ha, Đắk Lắk 2.056ha, Đắk Nông 10.721ha, Lâm Đồng 660ha, Bình Phước 10.170ha. Bên cạnh đó, hạn hán, thiếu nước cũng khiến hơn 2.600 hộ dân ở nhiều địa phương thiếu nước sinh hoạt.

Nhằm ứng phó với tình trạng trên, Cục Thủy lợi nhấn mạnh, thời gian tới các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để nhận định tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh để làm cơ sở tổ chức vận hành công trình thủy lợi hiệu quả. Mặt khác, các địa phương cần chủ động xây dựng các kịch bản nguồn nước, phương án ứng phó, cấp nước sinh hoạt cho người dân và sản xuất; tập trung rà soát, kiểm tra nguồn nước tại các công trình thủy lợi; vận động nhân dân chỉ tổ chức sản xuất ở các diện tích công trình thủy lợi bảo đảm cung cấp nước cho cả vụ; các diện tích không đủ nước, xem xét lùi vụ sản xuất hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện xây dựng kế hoạch điều tiết chặt chẽ, bảo đảm bổ sung nguồn nước cho hạ du phù hợp với khả năng lấy nước của công trình thủy lợi và tiết kiệm nước; chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt tối thiểu cho người dân nơi có nguy cơ thiếu nước do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước.

Các địa phương cần tổ chức xây dựng, rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Các kịch bản về nguồn nước trữ trong công trình thủy lợi, khả năng xuất hiện mưa tiểu mãn, xác định cụ thể các vùng có nguy cơ hạn hán, thiếu nước (theo các kịch bản) và giải pháp ứng phó cụ thể.

Bên cạnh đó, tổ chức theo dõi, liên tục cập nhật thông tin dự báo khí tượng, thủy văn do các cơ quan chuyên ngành cung cấp; thông tin dự báo nguồn nước và khuyến cáo xây dựng kế hoạch sử dụng nước do các cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp. Cùng với đó, các chỉ đạo, hướng dẫn từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan để chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với kịch bản ứng phó đã được xây dựng. 

Nông dân cần tăng cường áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm, dự trữ nguồn nước cho sản xuất. Ảnh: BSL. 

Các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm kê nguồn nước trữ của từng công trình thủy lợi, tính toán cân đối khả năng cung cấp trong thời gian còn lại của mùa khô; xác định lượng nước ưu tiên nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng cạn và các nhu cầu thiết yếu khác. Nông dân cần tăng cường áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm cho lúa, cây trồng cạn; trường hợp xảy ra thiếu nước, ưu tiên cung cấp cho sinh hoạt, cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao và các nhu cầu thiết yếu khác.

Thực hiện việc tích trữ nước phân tán quy mô nhỏ theo hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, bảo đảm cung cấp nhu cầu tối thiểu cho sinh hoạt, chăn nuôi, tưới cho cây trồng cạn. Địa phương cũng cần tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi như nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đào ao, giếng, đắp đập tạm ngăn mặn, lắp đặt trạm bơm dã chiến giúp khơi thông dòng chảy, tận dụng khai thác tối đa nguồn nước.

Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt nông thôn, Cục Thủy lợi đề nghị các địa phương rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt, đánh giá khả năng nguồn nước cấp cho sinh hoạt (bao gồm cả nguồn dự phòng) để xây dựng phương án và tổ chức triển khai các biện pháp cấp nước sạch cho người dân.

Cụ thể như thiết lập các điểm cấp nước tập trung, kéo dài tuyến ống cấp nước, hỗ trợ thiết bị trữ nước, sử dụng các phương tiện lưu động, như xe cứu hỏa, xe quân đội chuyên chở nước cung cấp đến từng cụm dân cư. Chính quyền địa phương cần phối hợp với các đơn vị cấp nước giám sát chặt khả năng nguồn nước cấp cho sinh hoạt, xây dựng kế hoạch và phương án cấp nước cho từng cụm dân cư của công trình, phương án hỗ trợ cấp nước cho các khu vực ngoài phạm vi cấp nước; tổ chức khắc phục ngay các sự cố của công trình để đảm bảo cấp nước, không để xảy ra tình trạng gián đoạn, mất nước kéo dài...

 

 

Nguyễn Hà 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline