Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 03:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Điều chỉnh nuôi trồng thủy sản phù hợp ứng phó với tình trạng xâm nhập mặn

Thứ tư, 02/03/2022 19:03

TMO - Trước dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao trong thời gian tới, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh (NN&PTNT), thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, các đơn vị cần  bám sát dự báo xâm nhập mặn, điều chỉnh mùa vụ thả giống và mật độ nuôi cho từng đối tượng phù hợp với điều kiện, tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương, khuyến cáo người dân không nên nuôi thủy sản tại những nơi không đảm bảo sản xuất.

Để ứng phó kịp thời với hạn hán, xâm nhập mặn gây ra nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sản xuất nuôi trồng thủy sản trong mùa khô năm 2022, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực và tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, mặn xâm nhập theo Chỉ thị số 8712/CT-BNN-TCTL ngày 22/12/2021 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, chú ý lồng ghép các nhiệm vụ về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.

Ảnh minh họa

Các địa phương chủ động theo dõi thời tiết, thủy văn; cập nhật thông tin diễn biến mực nước, mức độ hạn và xâm nhập mặn; đồng thời tăng cường quan trắc môi trường để kịp thời phổ biến, tuyên truyền đến người dân biết, chủ động có kế hoạch sản xuất phù hợp.

Công tác nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy các công trình thủy lợi cũng cần được chú trọng đặc biệt để tăng khả năng chủ động lấy nước, trữ nước, tiêu thoát nước. Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung nâng cấp hệ thống cống điều tiết nước và có chế độ điều tiết nước chủ động ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đặc biệt là vùng nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa, hạn chế tối đa nhiễm mặn cục bộ.

Các ao nuôi đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình nuôi ít thay nước phù hợp; chăm sóc và quản lý chặt chẽ môi trường nuôi, đặc biệt là quản lý thức ăn, tăng cường sử dụng vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước. Đối với những vùng không có điều kiện thuận lợi cần hạn chế thả giống hoặc thả giống chậm đón mùa mưa.

Theo Tổng cục Thủy sản, trước những diễn biến khó lường của biến đôi khí hậu các vùng nuôi ngao trong bãi triều chỉ thả giống khi môi trường đủ điều kiện sinh trưởng như: gần cửa sông, bằng phẳng, độ dốc thấp và ít sóng gió; thời gian phơi bãi không quá 4-5 giờ/ngày; độ mặn thích hợp từ 15-25 phần nghìn.

Với nuôi thủy sản nước ngọt, người nuôi cần chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa để dự trữ đồng thời giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn người nuôi có kế hoạch thả giống phù hợp, không nên thả giống vào thời điểm khô hạn và bị xâm nhập mặn. Trong đó, Tổng cục Thủy sản khuyến khích người dân tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, góp phần hạn chế việc thay nước thường xuyên.

Đối với cá tra, cá lăng nha, khi độ mặn có khả năng tăng cao trên 8 phần nghìn và kéo dài 5-7 ngày hạn chế cho ăn, có kế hoạch tiến hành di dời cá nuôi đến vùng nuôi an toàn. Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm ngay khi thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra.

Đối với nuôi tôm nước lợ cần gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu, có ao lắng đúng quy cách, thực hiện biện pháp an toàn sinh học trước khi thả tôm và giữ môi trường bền vững, hạn chế mất nước và thay nước khi môi trường nuôi ổn định.

Những ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh cần duy trì mực nước trong ao tối thiểu 1,3-1,5m, nếu cần cấp bổ sung nước thì phải lấy nước từ ao lắng, xử lý trước khi cấp vào ao nuôi. Cung cấp lượng thức ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ, giảm 15-30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng.

 

 

Phạm Oanh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline