Hotline: 0941068156

Thứ ba, 26/11/2024 16:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ ba, 26/11/2024

Dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ bùng phát diện rộng

Thứ sáu, 17/11/2023 07:11

TMO - Dịch tả lợn châu Phi từng bùng phát mạnh, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi tại nhiều địa phương trong liên tiếp các năm 2019, 2020 và 2021. Ở thời điểm hiện tại, dịch tả lợn châu Phi tiếp tục xuất hiện tại nhiều địa phương trên cả nước và đang có dấu hiệu lan rộng.

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An cho biết, tính từ ngày 24/10 đến nay, tại thành phố Vinh có 5 địa phương xuất hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày, gồm: Nghi Kim, Đông Vĩnh, Nghi Ân, Hưng Chính, Nghi Đức. Lũy kế đến nay, có 13 thôn, 15 hộ có lợn mắc dịch tả châu Phi với số lượng đã tiêu huỷ là 132 con, tổng trọng lượng khoảng 7 tấn. Các mẫu bệnh phẩm lợn ốm được gửi đi xét nghiệm tại Chi cục Thú y vùng III đều có kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tại huyện Yên Thành, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 16 ổ dịch tả lợn châu Phi. Đây là huyện có tổng đàn lợn lớn, nhưng chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ. Trên địa bàn huyện Diễn Châu cũng đã ghi nhận 5 ổ dịch. Trên địa bàn huyện miền núi Quỳ Hợp, dịch tả lợn châu Phi cũng tái phát từ cuối tháng 9. Như vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 61 ổ dịch tả lợn châu Phi, xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa qua 21 ngày.

Ngành chức năng tỉnh Nghệ An yêu cầu các hộ chăn nuôi triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch. Ảnh: XH. 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An cho biết, hiện tại dịch tả lợn châu Phi đang xuất hiện tại nhiều địa phương. Đơn vị cùng với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp để ngăn ngừa nguy cơ dịch lây lan rộng. Trên địa bàn tỉnh, số lợn được chăn nuôi quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ chiếm hơn 70% tổng số đàn, tập trung ở các huyện: Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Do chăn nuôi nhỏ lẻ, cho nên công tác phòng, chống dịch bệnh gặp không ít khó khăn bởi điều kiện chăn nuôi không bảo đảm an toàn sinh học, mầm bệnh tồn lưu trong môi trường; sau thời gian mưa lụt, ngập úng vừa rồi, mầm bệnh phát tán rộng. Ngoài ra, nhiều hộ chăn nuôi chưa thực hiện nghiêm túc việc tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi; thường sử dụng thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng, chưa qua nấu chín cho lợn ăn,…

Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên) và xã Lâm Trung Thủy (huyện Đức Thọ). UBND huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết từ ngày 10/11, xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại thôn Trung Đông, xã Cẩm Dương đến ngày 14/11 đã xuất hiện thêm tại 3 hộ chăn nuôi tại 3 thôn thuộc xã Cẩm Dương; đã phải tiêu hủy theo quy định 15 con lợn, trọng lượng 1.689kg (gồm 5 lợn nái, 10 lợn con). Trong khi đó, tại huyện Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh), theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện Đức Thọ, từ ngày 13/11 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 2 hộ, thuộc 2 thôn của xã Lâm Trung Thủy; số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy là 4 con.

Còn tại tỉnh Quảng Trị, từ cuối tháng 10/2023 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã và đang bùng phát trở lại và có chiều hướng lây lan nhanh ở nhiều địa phương của tỉnh. Đến ngày 11/11, dịch này đã xảy tại 8 xã của huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị với tổng số 127 con lợn bị bệnh, chết buộc chôn hủy với tổng trọng lượng gần 5.860 kg.

Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã công bố dịch bệnh tả lợn châu Phi tại địa bàn xã Xuân Đông. Vùng dịch được xác định là toàn địa bàn xã Xuân Đông, vùng uy hiếp là xã Hòa Định (huyện Chợ Gạo), vùng đệm là xã An Thạnh Thủy, Bình Ninh (huyện Chợ Gạo). Toàn xã Xuân Đông có 15 ổ dịch, với tổng đàn lợn khoảng 6.500 con, đến nay có hơn 247 con lợn bệnh tả heo châu Phi trong tổng đàn trên 840 con. Đã có hơn 300 con lợn bị tiêu hủy, với trọng lượng hơn 16 tấn.

Xã Xuân Đông lập 4 chốt kiểm dịch tại các đầu tuyến đường vào xã, các ngã ba, ngã tư giáp ranh xã khác; yêu cầu 2 bến đò ngang kênh Chợ Gạo không chở lợn qua lại; tuyên truyền người dân nâng cao ý thức, nhận thức về dịch bệnh, tuyệt đối không bán chạy đàn heo bệnh. Các cống đập đều được đóng kín, không để mầm bệnh theo dòng nước chảy ra sông Tiền, kênh Chợ Gạo làm lây lan các địa phương. 

Tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi tại xã Xuân Đông, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. 

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xuất hiện trên 530 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), buộc tiêu hủy trên 20.000 con lợn tại 44 tỉnh, thành phố, nhất là tại các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La, Quảng Bình, Đắk Lắk,..; dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng từ tháng 8 trở lại đây tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các địa phương có tổng đàn lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi lợn và bảo đảm nguồn cung thực phẩm. Để phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh DTLCP kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Trong đó, chỉ đạo, huy động các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết, chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn như (Lở mồm long móng, Tai xanh, đặc biệt là vaccine DTLCP cho đàn lợn thịt) tại các địa phương đã, đang có dịch, có nguy cơ cao bao gồm cả đàn lợn đã được tiêm vaccine nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch, bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vaccine; Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. 

 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương:  Tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh DTLCP; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; Chỉ đạo lực lượng thú y tại cơ sở bám sát địa bàn, chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh...

 

 

Lê Đức 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline