Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 22:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng trong năm 2022

Thứ ba, 21/06/2022 11:06

TMO - Năm 2022, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 4.000ha rừng. Trong đó, trồng lại rừng sau khai thác và các chương trình, dự án 3.100ha, còn lại là rừng phân tán, đến nay toàn tỉnh đã trồng được 3.726ha rừng, đạt 93% kế hoạch.

Ngay sau khi UBND tỉnh ban hành kế hoạch trồng rừng năm 2022, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch vốn; thiết lập các vườn ươm đảm bảo số lượng cây con đủ tiêu chuẩn trồng rừng; tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng cho Nhân dân trước thời vụ

Từ Kế hoạch trồng rừng năm 2022, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã chỉ đạo các Ban Quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cơ sở và các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh chuẩn bị tốt cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2022. Cơ cấu trồng các loài cây đa mục đích như: Mỡ, lát hoa, trám, hồi, tông dù, thông...

Tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ rừng trồng nhằm đạt được chỉ tiêu trong năm 2022. Ảnh: Phan Quý 

Kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ giống, đảm bảo chất lượng; kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp; đồng thời tổ chức chăm sóc 3.040ha rừng trồng những năm trước.

Theo chỉ tiêu đề ra, vụ trồng rừng năm 2022 toàn huyện Pác Nặm phấn đấu trồng mới 340ha rừng, trong đó trồng rừng phân tán 130ha, trồng rừng sau khai thác 200ha và trồng theo các chương trình dự án khác là 10ha. Tính đến hết ngày 15/5, toàn huyện đã tiến hành trồng mới được trên 240ha, đạt khoảng 71% kế hoạch.

Để đảm bảo diện tích trồng rừng tập kế hoạch giao năm 2022, thời điểm này Hạt Kiểm lâm huyện Pác Nặm đang tích cực tuyên truyền, đôn đốc các địa phương, các chủ rừng tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đồng thời, vận động người dân đưa những giống cây lâm nghiệp có năng suất cao vào trồng; cử cán bộ hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng, chăm sóc diện tích cây sau trồng.

Huyện Chợ Đồn thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2022 đạt 570 ha rừng 

Vụ trồng rừng năm 2022, huyện Chợ Đồn có kế hoạch trồng 570ha rừng, trong đó diện tích trồng lại sau khai thác 500ha, còn lại là trồng phân tán. Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, người dân các xã đang đẩy nhanh tiến độ trồng rừng.

Tính đến hết tháng 3/2022 oàn huyện trồng được 230ha, đạt 40,3% kế hoạch giao, trong đó thực hiện được 134ha diện tích tái sinh chồi, còn lại hơn 95ha là trồng mới. Huyện cũng chuẩn bị đầy đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu cây giống, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu trồng rừng của bà con cũng như nhu cầu của người dân các vùng lân cận. Hiện 21 vườn ươm trên địa bàn huyện đã chuẩn bị 2,2 triệu cây giống, trong đó tỷ lệ cây mỡ vẫn chiếm nhiều nhất, tiếp đến là quế, keo, lát, bồ đề...

UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện phối hợp với các xã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân rà soát quỹ đất, tích cực trồng cây phân tán, nhanh chóng bổ sung, tra dặm lại những diện tích chưa đạt mật độ, tiêu chuẩn, phấn đấu từ nay đến tháng 6 phải đạt kết quả cao nhất về chỉ tiêu trồng rừng theo kế hoạch đề ra.

Các vườn ươm tại thành phố Bắc Kạn chú trọng đến việc chăm sóc cây giống, đảm bảo chất lượng rừng trồng 

Thực hiện Kế hoạch trồng rừng năm 2022 của UBND tỉnh, người dân thành phố Bắc Kạn đã tập trung huy động nhân lực, vật lực thực hiện trồng 155 ha rừng theo kế hoạch, trong đó, trồng rừng phân tán 30 ha, trồng lại rừng sau khai thác 120 ha, trồng rừng mới tập trung theo các chương trình, dự án là 5 ha.Tính đến hết tháng 3, toàn thành phố đã đăng ký trồng mới hơn 55 ha rừng, đạt 35% kế hoạch.

Năm 2022, huyện Bạch Thông được giao chỉ tiêu trồng 405ha rừng, đến nay người dân trồng được khoảng 380ha, đạt 94% kế hoạch. Trong đó, trồng lại sau khai thác được 198ha, dân tự đầu tư trồng cây phân tán 79,2ha, trồng dự án khác gần 103ha. Những địa phương trồng rừng đạt tỷ lệ cao gồm: Thị trấn Phủ Thông, xã Đôn Phong, xã Nguyên Phúc, xã Sỹ Bình.

Năm 2022, tỉnh Bắc Kạn có kế hoạch trồng 4.000ha rừng 

Tính đến ngày 16/6/2022, toàn tỉnh đã trồng được 3.726ha rừng, đạt 93% kế hoạch. Trong đó, diện tích trồng lại sau khai thác đạt 2.745ha; diện tích trồng cây phân tán được 981ha. Ngoài ra, người dân tự đầu tư trồng được 234,8ha. Các địa phương có diện tích trồng rừng đạt cao gồm: Chợ Đồn, Chợ Mới; Ngân Sơn, Bạch Thông…

Hiện Ban quản lý Chương trình mục tiêu phát triển rừng bền vững đang tập trung đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ, nhằm hoàn thành sớm so với kế hoạch đề ra. Để công tác trồng rừng đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát diện tích đất trống, diện tích rừng đến tuổi khai thác để yêu cầu các chủ rừng đẩy nhanh việc khai thác, sau đó trồng lại rừng ngay.

Đồng thời, thực hiện quản lý chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc cây giống lâm nghiệp tại từng vườn ươm trên địa bàn, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời cây giống đạt tiêu chuẩn chất lượng cho người dân; chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

 

Thu Trang 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline