Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản xuất khẩu

Thứ hai, 29/05/2023 07:05

TMO - Mã số vùng trồng là điều kiện tiên quyết để sản phẩm nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng mã số vùng trồng.

Yên Bái là tỉnh có nhiều thế mạnh về sản xuất nông nghiệp với các cây trồng chủ lực như: chè, quế, măng tre bát độ, các loại cây ăn quả…. Người dân cũng dần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ sang quy mô, tập trung, thay đổi phương pháp làm nông nghiệp truyền thống sang canh tác theo phương pháp Vietgrap. Đây là lợi thế để mở rộng thị trường tiêu thụ hướng đến xuất khẩu. Mặt khác, đa phần các nước như: Mỹ, Australia (Úc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… những thị trường chủ lực của nông sản Việt Nam đều đưa ra yêu cầu ngoài chất lượng thì cũng phải có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Việc cấp mã số vùng trồng chính là tấm “hộ chiếu” để đưa nông sản của Yên Bái ra thị trường trong nước và quốc tế.

Thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong những năm gần đây, Yên Bái đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo ra nguồn nông sản dồi dào, có chất lượng. Sản phẩm nông sản của tỉnh không chỉ đáp ứng thị trường tiêu thụ nội tỉnh, trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Vùng trồng Đao riềng tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên được cấp mã số vùng trồng. 

Thời gian qua, tỉnh Yên Bái cũng ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Mới đây nhất, ngày 9/12/2022, HĐND tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 quy định nội dung, mức hỗ trợ một số nội dung chi sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng cho các cá nhân, tổ chức với mức hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng cho vùng trồng phục vụ xuất khẩu; 20 triệu đồng cho vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm chủ lực, tối đa 10 triệu đồng/sản phẩm.

Thống kê của ngành Nông nghiệp địa phương cho thấy, năm 2022, ngành Nông nghiệp đã thiết lập 37 mã số vùng trồng chè với tổng diện tích 294 ha và cấp được 13 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa với diện tích 35 ha. Các sản phẩm chè của tỉnh Yên Bái đã vươn tới các thị trường khó tình như: Mỹ, Ấn Độ, Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Uzbekistan cùng nhiều nước châu Âu khác. Trong năm 2023, dự kiến ngành Nông nghiệp Yên Bái sẽ cấp mã số cho 35 vùng trồng với diện tích trên 450 ha trên các loại cây trồng như bưởi, thanh long, lúa, rau và một số cây trồng dùng làm dược liệu.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản, cụ thể là việc cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh Yên Bái cũng gặp những khó khăn nhất định. Cụ thể như, hiện nay quy mô sản xuất của bà con nông dân còn manh mún, nhỏ lẻ, không đồng nhất trong từng vùng trồng. Nhận thức của người sản xuất về mã số vùng trồng và lợi ích mang lại còn khá mơ hồ. Ngoài ra, khi vùng trồng được cấp mã số thì người sản xuất trực tiếp phải cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu để quản lý như mùa vụ, các tác động vào vùng trồng, thu hoạch, năng suất...Trong khi đó, kiến thức, trình độ của người sản xuất ở nhiều nơi, nhiều vùng chưa thể áp dụng triển khai được.

Năm 2022, ngành nông nghiệp Yên Bái đã thiết lập 37 mã số vùng trồng chè phục vụ xuất khẩu. 

Sở NN&PTNT Yên Bái cho biết, với mục tiêu sẽ tập trung thiết lập, cấp, quản  lý và giám sát cho các vùng sản xuất chính, các vùng trồng các loại cây trồng được xác định là chủ lực, đặc sản của tỉnh, ngành đưa ra các giải pháp đồng bộ: tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức tập huấn về mã số vùng trồng cho các đối tượng như: Cán bộ quản lý, chính quyền địa phương, cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ tại cơ sở; tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất và trực tiếp làm việc tại các vùng trồng…

Cùng với đó, ngành Nông nghiệp Yên Bái sẽ tăng cường hỗ trợ, thiết lập, cấp mã số cho các vùng trồng tại các xã phấn đấu hoàn thiện tiêu chí đạt xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng thời, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng. Qua đó, góp phần tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông sản, từng bước nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. 

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, công tác thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu hiện đang là yêu cầu bắt buộc của nhiều thị trường nhập khẩu và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc. Trong những năm qua, việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và tăng kim ngạch xuất khẩu. Điều này cũng đã giúp thay đổi tập quán canh tác, thúc đẩy sản xuất theo tiêu chuẩn và thị hiếu của thị trường, hướng dẫn người nông dân thực hành sản xuất chuyên nghiệp hơn.

Hiện nay, trên toàn quốc có 6.439 vùng trồng tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.618 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số xuất khẩu, bao gồm 25 sản phẩm như: thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi…, tập trung xuất khẩu đi 11 thị trường (gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Thái Lan, UAE, Malaysia và Singapore).

Thực tế công tác quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu trong những năm qua cho thấy, mặc dù các nước nhập khẩu ngày càng nâng cao rào cản kỹ thuật, buộc Việt Nam phải tuân thủ, song nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân chỉ mới tập trung vào công tác mở rộng số lượng diện tích vùng trồng và cơ sở đóng gói mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát các vùng, nhằm đảm bảo tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Việt Nam.

 

 

Thu Hà

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline