Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 18:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ ba, 13/05/2025

Đầu Xuân vãn cảnh những ngôi chùa thiêng nổi tiếng tại Hà Nội

Thứ ba, 18/02/2025 06:02

TMO - Đầu Xuân năm mới đi lễ đền, chùa cầu an đã là một nét đẹp của người Việt Nam. Đối với khu vực Thủ đô Hà Nội, lễ chùa đầu năm dường như đã trở thành truyền thống của người dân với mong muốn cầu mong năm mới nhiều may mắn và bình an, đồng thời tìm về chốn an yên giữa cuộc sống bộn bề.

1. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc có địa chỉ tại số 46, Đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Tọa lạc trên một hòn đảo ở Hồ Tây, chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa lâu đời của Hà Nội.

Nằm trên Hồ Tây, khung cảnh của chùa Trấn Quốc Hà Nội thực sự gây ấn tượng với bất kỳ ai ghé thăm. Đặt chân tới đây, du khách sẽ cảm nhận được hơi thở trong lành từ sông nước, cây cối xung quanh. Khác hẳn với con đường Thanh Niên nhộn nhịp, không gian chùa bình yên và thanh tịnh. Ngôi chùa thiêng nổi tiếng ở Hà Nội này là điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua cho du khách trong và ngoài nước.  Trong chùa có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad vun trồng khi sang thăm Việt Nam năm 1959. Dù trải qua thời gian dài cũng như nhiều đợt trùng tu nhưng chùa Trấn Quốc vẫn giữ được nét đặc trưng của kiến trúc Phật giáo.

Nhắc tới chùa Trấn Quốc Hà Nội không thể bỏ qua vườn tháp nổi tiếng với nhiều tháp cổ từ thế kỷ 18. Trong đó, Bảo tháp lục độ đài sen 11 tầng, cao 15m đứng sừng sững uy nghiêm hàng chục năm qua. Chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1962.

2. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ có địa chỉ tại số 73, Phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là ngôi chùa thiêng ở Hà Nội, chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15 nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương. Ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội.

Chùa Quán Sứ với phần cổng Tam quan bề thế, uy nghi là Ngôi chùa thiêng nổi tiếng ở Hà Nội. Chùa Quán Sứ có phần cổng chùa đầy ấn tượng, được xem như biểu tượng của chùa.Cổng chùa có 3 tầng mái tỏa rộng từ trên xuống dưới. Phần đỉnh nóc có 3 ngọn tháp, một cách trang trí phổ biến vào cuối thời Nguyễn. Các họa tiết trang trí của chùa đều đã nhuốm màu rêu phong nhưng vẫn toát lên sự tinh tế và sáng tạo.

Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa được nhiều người dân lựa chọn cầu bình an trong những ngày đầu Xuân năm mới.

Bước qua cổng Tam quan, khách du lịch sẽ đến với phần sân rộng chừng 20m, lát gạch. Nơi này thường diễn ra các khóa lễ, hành lễ của các tín đồ Phật tử. Tòa chính điện chùa Quán Sứ - chùa thiêng ở Hà Nội có hình vuông, nằm trên nền đất cao, hành lang ở xung quanh. Điện Phật của chùa Quán Sứ được bài trí khéo léo, thể hiện sự tôn nghiêm, có các pho tượng lớn thếp vàng lộng lẫy.

Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở nước ta mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Vào giữa thế kỷ 20 chùa trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vào những ngày đầu Xuân năm mới, dòng người đi lễ đông đúc nhưng vẫn giữ được trật tự, ai nấy đều cố gắng giữ im lặng, tôn trọng sự trang nghiêm của chốn thiền môn. Những lời khấn nguyện thầm lặng, những nén nhang thơm được thắp lên với ước mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Đây chính là nét đẹp văn hóa tâm linh đã được gìn giữ và phát huy qua bao thế hệ.

3. Chùa Hương

Chùa Hương có địa chỉ tại Khu du lịch quốc gia Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội . Chùa Hương không còn xa lạ với nhiều người khi nhắc tới những ngôi chùa thiêng nổi tiếng ở Hà Nội. Vào dịp đầu năm mới, nơi đây đón tiếp hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về để du ngoạn và chiêm bái.

Chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội) thu hút đông đảo du khách thập phương trong ngày khai hội 2025. 

Tới quần thể chùa Hương - ngôi chùa thiêng nổi tiếng ở Hà Nội, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở nhiều địa danh. Suối Yến là con đường duy nhất đưa bạn vào Chùa Hương theo đường thủy. Trên hành trình ngồi thuyền lênh đênh trên sông, du khách vừa được ngắm thiên nhiên non nước hùng vỹ, nên thơ vừa được trò chuyện với những người chèo thuyền thân thiện.

Chùa Thiên Trù trong quần thể chùa Hương Hà Nội có địa thế lưng tựa vào núi huyền bí và hùng vỹ. Ngôi chùa cổ kính có mái ngói gạch phủ rêu phong. Đặc biệt, vào những ngày đầu xuân khi mùa hoa gạo đến, xung quanh chùa càng thêm rực rỡ khi được điểm xuyến thêm sắc đỏ vô cùng bắt mắt.

Ở chùa Hương có lễ hội thường tổ chức vào dịp đầu năm Âm lịch, từ tháng Giêng và kéo dài tới tháng 4 thu hút rất đông du khách. Lễ khai hội Chùa Hương 2025 được khai hội vào ngày 3/2/2025.

Trong lễ hội chùa Hương, ngoài phần lễ long trọng còn có phần hội với nhiều trò chơi như bơi thuyền, leo núi, hát chèo... đầy sôi động. Có thể thấy, việc đi lễ chùa đầu năm vừa là hoạt động tâm linh vừa là dịp để mỗi người tự soi xét bản thân, hướng đến những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

Điều quan trọng là chúng ta cần có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, đồng thời cùng nhau xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tại các điểm tâm linh, để hoạt động tín ngưỡng thực sự mang lại giá trị tinh thần tích cực cho cộng đồng.

 

 

Minh Tuấn

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline