Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 07:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Đầu Xuân nô nức trẩy hội chùa Hương

Thứ tư, 14/02/2024 08:02

TMO - Những ngày sau Tết Nguyên Đán, du khách thập phương lại nô nức du xuân trẩy hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Hành trình về với chùa Hương được ví như “Hành trình trở về đất Phật”.

Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Đến với nơi đây phật tử và du khách sẽ được khám phá và chiêm ngưỡng miền đất phật rộng lớn, thiên nhiên non nước hữu tình, được đắm mình vào bản sắc văn hoá độc đáo của người dân Việt Nam nói chung và cộng đồng người miền Bắc nói riêng.

Thông thường vào mùng 6 tháng giêng hàng năm khu di tích chùa Hương sẽ tổ chức khai hội. Đây còn gọi là nghi lễ “mở cửa rừng”, lễ dâng hương này không thể thiếu đi hương, hoa, đèn, nến, quả, đồ chay. Phần lễ thể hiện niền tin trọn vẹn về một tôn giáo ở Việt Nam đó chính là Phật Giáo. Phần hội  sẽ có nhiều hoạt động văn hoá, thể hiện đặc sắc của người dân Bắc Bộ như hội chèo thuyền, hát chèo, hát chầu văn…Những làn điệu dân ca như hát xẩm, hát chèo ngân nga, in vào tâm trí của du khách, khiến ta như được hoà vào, sống lại với cuộc sống đời thường của các thế hệ cha ông từ xa xưa.

Du khách thập phương lại nô nức du Xuân. 

Chùa Hương là một quần thể tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật cổ kính, cùng với những ngôi đền thờ thần, đình thờ tín, nơi đây gắn với nhiều tích ngàn đời. Truyền thuyết cổ xưa kể lại rằng tại thế kỷ đầu tiên ở vùng đất “linh sơn phúc địa” này đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm, đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh.

Để tưởng nhớ công chúa Diệu Thiện đã ban ơn lành cho nhân dân, vào mỗi dịp đầu xuân năm mới khi trăm hoa đua nở, cỏ cây xanh tươi, mưa phùn lất phất, hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn thì các phật tử lại nô nức kéo nhau trở về đây hành hương cúng lễ.

Lễ hội chùa Hương là một lễ hội vô cùng độc đáo, thể hiện nét đẹp văn hoá tâm linh tín ngưỡng của khu vực Bắc Bộ. Chùa Hương mang đậm nét thanh tịnh của miền đất Phật, mang đến sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên, núi rừng. Xuôi theo dòng nước trong xanh là những con đò đưa người dân, phật tử hành hương cập bến.

Có lẽ được ngồi trên những con đò men theo suối Yến, ngắm nhìn cảnh vật, những bông hoa đua sắc hay cành mơ mận nở hoa trắng núi rừn sẽ cảm thấy tâm an yên nhất, gợi nhớ cội nguồn cho người trảy hội lễ chùa. Phải đến tận nơi du khách mới cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên bên những ngôi chùa cổ kính khiến lòng người mê đắm đến mức nào.

Xuôi dòng suối Yến để trẩy hội chùa Hương.  

Hành trình hành hương, lễ phật, khám phá những hang động kì bí với đủ loại hình dáng mang đến cho con người cảm giác tò mò, hứng khởi, sau đó là kỳ vọng vươn lên chinh phục đỉnh cao của vùng non thiêng. Ngoài ra du khách đừng quên đến với động Hương Đài. Dù đường vào có chút quanh co đi sâu vào hẻm núi, vòng theo những lối mòn, bước lên hơn trăm bậc đá để tới cửa động. Từ đây có thể phóng tầm mắt, chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ phong cảnh nguyên sơ với những gốc mơ mận cổ thụ bám cheo leo nơi vách đá. Có thế mới thấy đất nước Việt Nam được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh đẹp đến nhường nào.

Hành trình trở về chùa Hương thể hiện khát vọng hòa hợp giữa đời thực và mơ, tiên và tục, trên nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền mỗi cá nhân đều cầu mong thần Phật ban phát cho tài lộc, cầu một năm mới bình an sức khoẻ cho bản thân và cả gia đình.

Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, vậy nên phật tử, du khách 4 phương đều có thể tới thăm quan vãn cảnh chùa trong khoảng thời gian này. Để có được một chuyến hành trình tìm về với đất Phật, an yên, thâm trầm thì chùa Hương là một điểm đến thú vị. Tết vừa sang, Xuân vừa tới, hành hương trở về miền đất Phật, dâng lên nén hương thơm tỏ lòng thành kính, thả hồn bên dòng suối Yến thơ mộng sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận thật sự bình yên!

 

 

Minh Yến 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline