Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 04:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Dấu hiệu phát hiện và cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Thứ sáu, 12/07/2024 08:07

TMO - Bệnh bạch hầu dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp. Nếu chậm trễ điều trị, người mắc bệnh có thể tử vong. Do đó người dân cần chú ý tới các dấu hiệu của bệnh đồng thời phòng tránh lây nhiễm căn bệnh này.

Hiện tại nước ta đã ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại tỉnh Nghệ An, bên cạnh đó có thêm các trường hợp mắc bệnh mới tại tỉnh Bắc Giang khiến nhiều người lo lắng. Để phân biệt được bệnh bạch hầu và các bệnh liên quan đến hầu họng, viêm họng khác, người dân cần lưu ý những biểu hiện dưới đây. 

Biểu hiện của bệnh bạch hầu

Thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế ), bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Người mắc bệnh bạch hầu thường xuất hiện những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, họng đỏ, nuốt đau, ho, khàn tiếng, mệt, da hơi xanh, chán ăn. Sau 2-3 ngày, người bệnh xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời người bệnh có thể hồi phục bình thường.

Bệnh có thể gây ra các biến chứng như tắc nghẽn đường hô hấp do giả mạc từ hầu họng lan xuống, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, liệt do tổn thương các dây thần kinh vận động và có thể tử vong.

Cách phòng tránh bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong, tuy nhiên nếu người dân phòng tránh đúng cách sẽ hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm bệnh này.

Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh bạch hầu (Ảnh minh hoạ: TT). 

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như giữ vệ sinh phòng bệnh, đơn cử nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đối với những nơi có ổ dịch bạch hầu cũ cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp viêm họng giả mạc. Người dân cần tiến hành xét nghiệm, kiểm tra sớm nhất nếu có tiếp xúc với người nghi hoặc đã mắc bệnh bạch hầu.

Đối với trẻ em, cần tiêm vắc-xin bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đặc biệt, để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Chương trình Tiêm chủng mở rộng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như, đưa trẻ đi tiêm chủng, tiêm vắc-xin phối hợp có thành phần phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch bao gồm các mũi tiêm khi trẻ dưới 1 tuổi và tiêm nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi. Tại các địa phương nguy cơ cao, trẻ 7 tuổi cần tiêm nhắc mũi thứ 5 với vắc-xin bạch hầu giảm liều-uốn ván (Td).

Ngoài ra, cần giữ vệ sinh cá nhân (thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày). Đối với người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng, tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Lưu ý đối với người nhiễm bệnh bạch hầu

Đối với những ca bệnh, bệnh nhân bị nhiễm bệnh bạch hầu, để bệnh nhanh khỏi và hồi phục sớm nhất, cần chú ý một số điều như chế độ ăn, nên ăn theo chế độ ăn mềm do bệnh bạch hầu thanh quản gây đau họng và khó nuốt. Tốt hơn là nên tiêu thụ thực phẩm mềm và lỏng.

Thực hiện nghiêm túc việc cách ly do bệnh bạch hầu rất dễ lây lan cần phải cách ly bệnh nhân để giảm sự lây lan của bệnh. Đồng thời giữ gìn vệ sinh, đối với những người chăm sóc bệnh nhân phải được duy trì vệ sinh nghiêm ngặt. Cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như rửa tay, đặc biệt là trước khi nấu thức ăn và chăm sóc bệnh nhân.

Việc tiêm phòng cũng cần thiết đối với bệnh nhân đã khỏi bệnh bạch hầu vì bệnh cũng có thể xảy ra lần nữa. Những người chăm sóc và những người tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân cũng nên tiêm một liều vaccine tăng cường. Ngoài ra, cần nghỉ ngơi đầy đủ, sự phục hồi của bệnh nhân nhìn chung chậm, đặc biệt nếu nhiễm trùng nặng nên nghỉ ngơi hợp lý. Việc gắng sức có thể có hại nếu bệnh đã ảnh hưởng đến tim.

 

 

Quỳnh Trang

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline