Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 17:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái của viên ngọc xanh Cát Tiên

Thứ ba, 25/01/2022 15:01

TMO - Vườn Quốc gia Cát Tiên (nằm trên địa bàn 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng) chứa đựng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý báu, có tiềm năng phát triển các hoạt động du lịch sinh thái rất lớn.

VQG Cát Tiên có tổng diện tích 71.350ha. Từ năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu nằm trong VQG Cát Tiên là vùng đất ngập nước quan trọng thứ 1.499 của thế giới. 

Trước đó, năm 2001, VQG Cát Tiên được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới, như là một mắt xích quan trọng trong hệ thống khu dự trữ sinh quyển toàn cầu. 

VQG Cát Tiên hiện có 1.610 loài thực vật, trong đó có 38 loài có giá trị bảo tồn gen, 22 loài đặc hữu, 511 loài cây gỗ, 550 loài cây thuốc và nhiều loài có giá trị khác. Về động vật, VQG Cát Tiên đã ghi nhận được 103 loài thú, 348 loài chim, 120 loài bò sát và lưỡng thê, 130 loài cá nước ngọt, 435 loài bướm. 

VQG Cát Tiên sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

Nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu thuộc Sách Đỏ Việt Nam và thế giới như: Tê giác Việt Nam (Rhinoceros sondaicus unnamiticus), Gà so cổ hung (Arborophyla davidi), Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis)…

Ngăn cách VQG Cát Tiên với đời sống xã hội bên ngoài là con sông Đồng Nai uốn mình xanh trong bao quanh 73.000 ha rừng tự nhiên trải dài trên 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai. Hệ động thực vật phong phú và đa dạng đã tạo nên một Nam Cát Tiên nên thơ với nét tự nhiên hoang sơ. 

VQG Cát Tiên không những có cảnh quan ngoạn mục, lại nằm trong khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền núi và đồng bằng nên có dạng khí hậu độc đáo. Cùng với địa hình có sông suối bao bọc làm cho khu rừng già vừa được giữ nguyên vẹn, vừa trở thành nơi qui tụ hầu hết các kiểu rừng đồng bằng Nam Bộ. Ðây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới vùng thấp. 

Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại VQG Cát Tiên kết hợp với công tác bảo tồn đa dạng sinh học

Mặc dù được đánh giá là một trong những Vườn Quốc gia có sự phát triển tốt về hoạt động du lịch sinh thái, tuy vậy, rất nhiều điểm yếu trong hoạt động này như chi tiêu bình quân của khách du lịch còn thấp, sự tác động của khách du lịch vào môi trường, chưa tạo ra được nhiều việc làm và lợi ích từ du lịch cho cộng đồng địa phương xung quanh, các nguồn xã hội hóa đầu tư tham gia phát triển du lịch còn ít,…

Vườn có một đơn vị chuyên quản lý và bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật rừng; Nghiên cứu khoa học về bảo tồn thiên nhiên, môi trường. Tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường và tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái. Nhờ đó, VQG Cát Tiên đã trở thành viên ngọc xanh, có tầm ảnh hưởng quan trọng không chỉ về môi trường mà còn đến cuộc sống của cộng đồng trong khu vực. 

Điều đặc biệt ở trung tâm du lịch của VQG Cát Tiên là tất cả thực đơn trong các dãy nhà hàng không có món thịt rừng. Du khách mang thịt rừng từ ngoài vào cũng không được. Nhân viên nhà hàng nào để du khách sử dụng thịt thú rừng coi như tự sa thải mình

Vừa qua, Tổng cục Lâm nghiệp cùng với Ban quản lý VQG Cát Tiên đã ký thỏa thuận tài trợ thực hiện dự án “Bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng Vườn Quốc gia Cát Tiên” với Tổ chức hợp tác rừng châu Á (AFoCO) với tổng kinh phí gần 1,3 triệu USD. Chương trình này được Chính phủ Hàn Quốc tài trợ.

Dự án “Bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng Vườn Quốc gia Cát Tiên” sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 nhằm cải thiện công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng vùng đệm.

Cụ thể, dự án sẽ thực hiện các hoạt động nhằm các mục tiêu: Nâng cao kiến thức, chia sẻ thông tin về giá trị đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng của Vườn Quốc gia Cát Tiên cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở địa phương. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và tác động xã hội đến đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Cát Tiên từ đó đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp. Nâng cao năng lực quản lý bảo tồn và thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Thử nghiệm các mô hình cải thiện sinh kế bền vững cho người dân sống ở vùng đệm.

 

 

Nguyễn Ngọc

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline