Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 05:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Đa dạng sản phẩm rau quả chế biến gắn với nhu cầu thị trường

Thứ sáu, 08/07/2022 11:07

TMO - Hiện tại, ngành rau quả Việt Nam chủ yếu vẫn xuất tươi hoặc sơ chế bảo quản với hơn 76% rau quả xuất, dẫn đến tổn thất sau thu hoạch khá cao…Điều này đòi hỏi Việt Nam cần phải đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghệ, đẩy mạnh chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị cho ngành hàng này. 

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Diễn đàn kết nối nông sản 970 với chủ đề “Đa dạng hóa sản phẩm rau quả chế biến, bảo quản gắn với yêu cầu của thị trường tiêu thụ". Theo đó, những thông tin về công nghệ chế biến, bảo quản rau quả; tiêu chuẩn, quy chuẩn của thị trường các nước nhập khẩu… đã được chia sẻ nhằm thúc đẩy hoạt động chế biến, tiêu thụ nông sản giữa các vùng sản xuất đến các tỉnh, thành phố trong cả nước, cũng như xuất khẩu.

Theo ước tính, sản lượng rau quả Việt Nam hàng năm đạt 31 triệu tấn nhưng tỷ lệ chế biến chỉ đạt khoảng 12-17%. Ngành chế biến rau quả chỉ mới đáp ứng khoảng 8-10% sản lượng rau quả hàng năm. Trong khi đó, đến nay, hơn 76% rau quả xuất khẩu chưa qua chế biến, việc tiêu thụ vẫn đang ở dạng tươi hoặc sơ chế, bảo quản là chủ yếu, dẫn đến tổn thất sau thu hoạch khá cao.

Sản lượng rau quả Việt Nam là tương đối lớn, tuy nhiên chủ yếu vẫn xuất khẩu tươi và sơ chế bảo quản dẫn đến nhiều tổn thất sau thu hoạch 

Thông tin về lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, ông Ngô Quang Tú, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, hiện có 157 cơ sở chế biến với công suất đạt gần 1,1 triệu tấn sản phẩm/năm. Tình trạng thiếu nguyên liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất vẫn diễn ra. Công suất đạt bình quân chỉ khoảng 56 - 60%, nguyên nhân là diện tích canh tác nhỏ lẻ, phân tán, không đồng nhất; chế biến theo mùa vụ (2 - 3 tháng/năm); chất lượng an toàn thực phẩm chưa bảo đảm; một số loại rau quả giá thành còn cao... 

Mặc dù, trên cả nước có hàng nghìn cơ sở sơ chế, chế biến quy mô nhỏ, siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình với các loại rau quả khác nhau, hình thức khác nhau. Tuy nhiên, những cơ sở, doanh nghiệp chế biến này rất thiếu vốn sản xuất, quy mô vốn rất nhỏ, khó khăn về mặt bằng sản xuất, bảo quản sau thu hoạch kém, thiếu thiết bị tối thiểu (điện, nước, kho lạnh...), dẫn tới tổn thất sau thu hoạch hơn 20%. 

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, hiện nay xu hướng tiêu dùng thay đổi, tập trung chủ yếu vào sản phẩm chế biến sâu và đa dụng, buộc doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ để đáp ứng và nắm chắc quy định của từng thị trường.

Do đó, các địa phương cũng cần đầu tư và công nghệ phù hợp cho sản xuất chế biến. Để lựa chọn công nghệ và thiết bị, xây dựng nhà xưởng sơ chế, bảo quản, chế biến rau quả phù hợp với quy mô nhỏ, vừa, các đơn vị cần lưu ý các yêu cầu như: xác định đối tượng, sản phẩm, quy mô sản xuất, khả năng đầu tư và thị trường mục tiêu, lựa chọn nhà tư vấn công nghệ thiết bị phù hợp, đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị, sản xuất thử, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và cuối cùng mới đến đăng ký chất lượng, thương mại hóa sản phẩm.

Theo TS. Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh mỗi thị trường sẽ có một bộ tiêu chuẩn cũng như đối tượng quan tâm khác nhau. Hai thị trường cần chú trọng là EU và Trung Quốc. Trong đó, EU đặc biệt lưu tâm đến các mức dư lượng tại cả sản phẩm quả tươi lẫn sản phẩm chế biến, đồ khô. Vì vậy các doanh nghiệp cần kiểm soát tốt mức dư lượng tối đa cho phép trong sản phẩm; quan tâm, lưu ý việc khai báo các chất phụ gia trong chế biến, hay những vấn đề tác động đến cảm quan sản phẩm.

Việc đầu tư công nghệ, đẩy mạnh chế biến đa dạng các sản phẩm rau, quả góp phần nâng cao giá trị mặt hàng này. Ảnh: Đức Thanh 

Tại Sơn La, địa phương này hiện có hơn 82.800 ha cây ăn quả. Tỉnh được cấp 241 mã số vùng trồng (diện tích hơn 3.800 ha), 37 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu, xây dựng 242 chuỗi cung ứng nông sản an toàn, 24 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ...

Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã tiêu thụ được hơn 135.000 tấn quả các loại, thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước với hơn 131.900 tấn; xuất khẩu hơn 1.600 tấn xoài, 20 tấn chuối, Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Sơn La đã đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện nay nhiều cơ sở chế biến, bảo quản nông sản, quả sấy dẻo cũng được hình thành (theo thống kê hiện có 543 cơ sở chế biến nông sản). Từ đó, giúp công tác chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản trở nên thuận lợi.

Vựa vải lớn nhất cả nước là Lục Ngạn (Bắc Giang) đã nhận đơn hàng 7.000 tấn vải thiều sử dụng công nghệ tách nước, khử khuẩn từ thị trường Đài Loan. Với 1kg vải tươi được bán với giá 25.000 đồng, còn 1kg vải sau khi sử dụng công nghệ tách nước, khử khuẩn thì được bán với giá 120.000 đồng. Sau khi trừ mọi chi phí, bà con nông dân thu lãi gần gấp đôi so với trước.

Điều này cho thấy việc đầu tư chế biến, đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm chế biến gắn với yêu cầu thị trường tiêu thụ sẽ giúp nâng cao giá trị xuất khẩu rau quả. 

Các địa phương cần đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, đầu tư công nghệ chế biến đảm bảo chất lượng ngành hàng rau quả xuất khẩu 

Đề xuất các giải pháp tháo gỡ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho rằng, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh liên kết sản xuất, vùng nguyên liệu được kết nối theo chuỗi để đảm bảo nguyên liệu cho chế biến. Bộ NN&PTNT cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật về liên kết để có những chế tài xử phạt, có quy định điều phối các hoạt động liên kết… 

Thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã phối hợp chặt chẽ với nhiều Bộ, ban, ngành, địa phương nhằm xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường, giải quyết các vướng mắc thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Cụ thể, Bộ đang chuẩn bị tổ chức Đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc; đàm phán, hoàn thiện các thủ tục xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc; bưởi, chanh ta sang New Zealand; lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa sang Trung Quốc; mật ong sang EU; khảo sát vùng trồng, nhà máy chiếu xạ để thống nhất kế hoạch xuất khẩu bưởi với Hoa Kỳ.

 

 

Phương Thoa 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline