Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 02/05/2025 10:05

Tin nóng

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Thứ sáu, 02/05/2025

Đa dạng hóa thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu

Thứ tư, 15/03/2023 04:03

TMO - Bộ Công Thương cho rằng, cần đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường/ngành hàng truyền thống, mở rộng thị trường nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 2/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 25,88 tỷ USD, tăng 9,8% so với tháng 1/2023. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 6,08 tỷ USD, tăng 11,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 19,8 tỷ USD, tăng 9,3%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 96 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó xuất khẩu hàng hoá ước đạt 49,49 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước giảm gần 21,1%, đạt 11,52 tỷ USD; khối doanh nghiệp FDI (bao gồm dầu thô) giảm 6,6%, đạt 37,92 tỷ USD.

Trong hai tháng đầu năm 2023 có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 3 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 45,9%). Giá hàng hóa xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm ghi nhận sự sụt giảm ở hầu hết mặt hàng đã góp phần giảm tăng trưởng xuất khẩu chung. Giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông sản như nhân điều, cà phê, sắn và sản phẩm từ sắn giảm lần lượt là 3,7%, 1,7% và 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái (giá hạt tiêu giảm tới 31,4%, cao su giảm 20,6%).

Bộ Công Thương xác định năm 20223, cần mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm bớt phụ thuộc vào thị trường chủ lực. 

Giá các mặt hàng công nghiệp chế biến cũng giảm khá mạnh như phân bón giảm 25,5%, chất dẻo nguyên liệu giảm 24,8%, sắt thép giảm 32%. Tuy nhiên, giá một số mặt hàng như gạo, xăng dầu, than đá, chè có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu của nhiều mặt hàng nhóm “tỷ USD” giảm khá mạnh so với cùng kỳ như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 6,87 tỷ USD, giảm 13,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước đạt 6,4 tỷ USD, giảm 1,6%; hàng dệt may ước đạt 4,55 tỷ USD, giảm 19,6%; giày dép các loại ước đạt 2,76 tỷ USD, giảm 15,8%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 34,8%...

Đối với thị trường xuất khẩu, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam tới hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm mạnh so với cùng kỳ. Mặc dù Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 13,1 tỷ USD nhưng giảm 21% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang EU đạt 6,9 tỷ USD, giảm 4,2%. Với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, Hoa Kỳ, EU sẽ tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do những ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, niềm tin tiêu dùng thấp. Kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN đạt 4,6 tỷ USD, giảm 8%; Hàn Quốc đạt 3,5 tỷ USD, giảm 5,7%; Nhật Bản đạt 3,2 tỷ USD, giảm 5,9%... 

Riêng đối với thị trường Trung Quốc, với chính sách mở cửa trở lại từ đầu năm 2023 sau gần ba năm thực hiện chính sách “Zero Covid” đã tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 8,2 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với tình hình kinh tế toàn cầu hiện tại, hoạt động xuất nhập khẩu nhiều khả năng còn khó khăn trong những tháng tới. Bộ Công Thương nhấn mạnh đến nhiệm vụ cần tìm giải pháp tháo gỡ, phối hợp hành động cả đơn vị trong và ngoài nước. Ngành Công Thương tiếp tục theo sát diễn biến của kinh tế thế giới, nhất là các điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản... ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam, từ đó kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và tham mưu cho Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp.

Với các mặt hàng nông sản chủ lực, các Bộ, ngành chức năng đẩy mạnh phối hợp tiếp tục xúc tiến thị trường tiêu thụ. Ảnh: KT. 

Xuất khẩu là một trong những trụ cột của nền kinh tế. Nếu tập trung phần lớn tỷ trọng xuất khẩu ở một số thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… trong bối cảnh các thị trường này tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thì xuất khẩu khó đạt mục tiêu đề ra. Do đó, Bộ Công Thương đang tìm cách khơi mở, đa dạng hóa thị trường để bù đắp sự sụt giảm từ các thị trường truyền thống. Những thị trường mới đang được đẩy mạnh xuất khẩu là khu vực Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ, Nam Á, châu Phi… 

Đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa ngành hàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường, ngành hàng truyển thống. Phát triển các thị trường khu vực Bắc Âu, Đông Âu, Mỹ La Tinh. Những thị trường này tuy nhỏ, nhưng đang có tốc độ tăng trưởng cao và còn nhiều dư địa khai thác. Ngoài ra cần tranh thủ sự hồi phục nhanh của các thị trường khu vực ASEAN và một số nước châu Á để đẩy mạnh xuất khẩu.

Bộ Công Thương cũng cho biết, sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại; phối hợp với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin thị trường, tư vấn chính sách, quy định và nhu cầu thị trường cho các nhà xuất khẩu - nhập khẩu của Việt Nam, tạo ra một kênh trao đổi thông tin nhanh, chất lượng và hiệu quả. 

Đối với những ngành hàng nông sản chủ lực, Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tổ chức triển khai Diễn đàn kết nối nông sản 970. Theo đó, các diễn đàn được tổ chức định kỳ tại thực địa và đột xuất để giải quyết những vấn đề mới phát sinh; thông tin kết nối cung cầu đối với các thị trường xuất khẩu thế mạnh như: Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.

 

 

Minh Hương 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline