Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 04:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Đa dạng hóa mô hình sinh kế trong giảm nghèo bền vững

Thứ sáu, 10/11/2023 07:11

TMO - Đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là một trong những giải pháp quan trọng để Bắc Kạn thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững.

Sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Bắc Kạn đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghè  thực hiện hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và công tác giảm nghèo về thông tin, từ đó tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2025, từ nguồn vốn Trung ương phân bổ trên 473 tỷ đồng, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai 157 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó có 10 dự án liên kết chuỗi giá trị và 147 dự án cộng đồng. 

Các dự án triển khai bảo đảm quy trình, đối tượng tham gia theo quy định. Kết quả đạt được đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của toàn tỉnh giảm 2,66% so với đầu kỳ (giảm từ 27,37% xuống còn 24,71%), đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Các dự án triển khai đảm bảo quy trình, đối tượng tham gia theo quy định; mức hỗ trợ đầu tư bình quân cho một hộ tham gia dự án từ ngân sách nhà nước theo từng dự án và thời gian thực hiện khoảng từ 14 - 40 triệu đồng; đến tháng 8/2023 đã có 35 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện giải ngân, với kinh phí trên 10 tỷ đồng.

Do quy mô các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng không lớn nên khi kết thúc dự án, các hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có điều kiện thoát nghèo vẫn tiếp tục tham gia các dự án tiếp theo. Một số dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao như trồng cây dong giềng, chăn nuôi trâu, bò sinh sản, vỗ béo, chăn nuôi lợn thịt bản địa… đã tiếp tục được duy trì và nhân rộng. Thu nhập bình quân của hộ tham gia dự án cộng đồng trong thời gian qua cũng tăng lên đáng kể như dự án chăn nuôi lợn thịt bản địa tăng khoảng 9 - 10 triệu/hộ/chu kỳ sản xuất (khoảng 6 tháng); dự án trồng cây dong giềng tăng khoảng 12 - 15 triệu/ha/chu kỳ sản xuất (8 tháng). Từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân làm quen với hình thức phát triển sản xuất tập thể, tổ hợp tác, nhóm hộ, liên kết, đối ứng, ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau, cùng đóng góp lao động, quyền lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hộ gia đình.

Các mô hình sinh kế được triển khai tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao đời sống, phát triển kinh tế cho người dân. 

Ngân Sơn là một trong những huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ. Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện được phân bổ hơn 139 tỷ đồng bao gồm vốn đầu tư và vốn sự nghiệp. Từ nguồn vốn này, huyện đã hỗ trợ người có khả năng lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất. Đến nay, huyện đã thực hiện 24 dự án đa dạng hóa sinh kế thuộc Dự án 2 với 410 hộ tham gia các dự án, trong đó hộ nghèo tham gia là 291 hộ, hộ cận nghèo tham gia 56 hộ, hộ mới thoát nghèo 17 hộ. Có 7 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với 112 hộ tham gia, trong đó có 95 hộ nghèo, 9 hộ cận nghèo, 2 hộ mới thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo tham gia vào các dự án là 331 hộ, bằng 9,3%; hộ cận nghèo tham gia là 65 hộ, bằng 7,1%.

Tại huyện Na Rì, thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, trong năm 2022 huyện lựa chọn 06 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng gồm 01 dự án hỗ trợ công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và 05 dự án chăn nuôi lợn bản địa tại 06 xã (Đổng Xá, Dương Sơn, Xuân Dương, Văn Minh, Văn Vũ và Lương Thượng); năm 2023 thực hiện 09 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng gồm 04 dự án chăn nuôi, 02 dự án trồng dong riềng, 03 dự án hỗ trợ công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt; 07 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Quá trình tổ chức hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế trên địa bàn huyện Na Rì đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần đưa số hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm 2,6% so với đầu kỳ.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chợ Đồn lần thứ XXI đề ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của huyện giảm còn 8,86%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn 19,1%. Thời gian qua, huyện Chợ Đồn được giao trên 25,4 tỷ đồng để thực hiện 7 dự án và 9 tiểu dự án trong Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho cả giai đoạn 2021 - 2025. Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, đến cuối năm 2022, số hộ nghèo của huyện so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia còn 2.125 hộ, chiếm 16,05%; hộ cận nghèo còn 1.030 hộ, chiếm 7,78%, triêng tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn còn 29,39%.

Năm 2023, huyện được giao trên 10,6 tỷ đồng nguồn vốn thực hiện Chương trình và thực hiện chuyển tiếp trên 260 triệu đồng nguồn vốn từ năm 2022. Từ nguồn vốn trên, các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn trên địa bàn đã tập trung thực hiện các mô hình, dự án theo kế hoạch, trong đó với Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo đang triển khai 18 dự án cộng đồng tại 17 xã, thị trấn với các mô hình nuôi lợn thịt bản địa, nuôi gà thịt, trâu bò sinh sản, dê sinh sản, sản xuất cây chè búp; triển khai 7 dự án tại 7 xã nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng với các mô hình nuôi trâu sinh sản, lợn thịt, gà thịt lông màu, hỗ trợ phát triển sản xuất, liên kết chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt bản địa…

UBND tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các địa phương tiếp tục chú trọng phát triển các mô hình sinh kế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững. Ảnh: TH. 

Xác định được cốt lõi của việc giảm nghèo là giúp người nghèo biết cách làm ăn, có sinh kế bền vững, việc làm ổn định, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đối với công tác giảm nghèo; quán triệt sâu sắc mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của trung ương và của tỉnh, cách triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đối với các ngành, các cấp, cán bộ, doanh nghiệp, hợp tác xã và toàn thể nhân dân.

Để công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh ngày càng hiệu quả, UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào “Bắc Kạn chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”; thường xuyên cập nhật, phổ biến, nhân rộng các mô hình tốt, những kinh nghiệm, sáng kiến hay về công tác giảm nghèo bền vững để tuyên truyền trong nhân dân.

Các sở, ngành, địa phương chủ động, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, tiểu dự án; các chính sách hỗ trợ giảm nghèo thường xuyên. UBND tỉnh lưu ý, các đơn vị, địa phương cần tận dụng tối đa nguồn lực và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn theo hướng dẫn của các bộ, ngành và của tỉnh, phấn đấu giải ngân đạt kết quả cao nhất năm 2023 và đến cuối năm 2025.

Tháng 9/2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo để hướng dẫn về quy trình và cách thức tổ chức thực hiện dự án cho cán bộ quản lý, tổ chức thực hiện ở các cấp, chủ yếu là cấp tỉnh, huyện và xã, thuộc cơ quan chủ chương trình và các cơ quan, đơn vị chủ trì, thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bên vững giai đoạn 2021-2025.

Sổ tay hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo gồm ba phần chính. Phần thứ nhất giới thiệu một số khái niệm, nội dung, phạm vi, các nguyên tắc, quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện dự án. Phần thứ hai hướng dẫn các bước xây dựng, phê duyệt dự án. Phần thứ ba hướng dẫn cụ thể các bước để tổ chức thực hiện dự án. Sổ tay hướng dẫn một cách khái quát, có hệ thống quy trình chặt chẽ từ khâu chuẩn bị cho đến tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện dự án. Trong thực tế, dự án có thể được thực hiện theo nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Do vậy, việc sử dụng sổ tay cần vận dụng một cách linh hoạt để bảo đảm mục tiêu, phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế.

 

Lê Hồng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline