Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 16:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Đa dạng hóa mô hình sinh kế giảm nghèo bền vững

Thứ hai, 18/03/2024 14:03

TMO - Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang chú trọng đa dạng hóa các mô hình sinh kế trên cơ sở vừa phát huy tốt tiềm năng và lợi thế của địa phương, phù hợp mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, năm 2023, Tiền Giang đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ hộ nghèo đa dạng hóa mô hình sinh kế phù hợp với đặc thù từng vùng, từng địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng, nhân rộng những mô hình giảm nghèo nông thôn, hỗ trợ hộ nghèo về vốn, kỹ thuật phát triển sản xuất, giúp người lao động có thêm việc làm, thu nhập.

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện 5 dự án trong khuôn khổ Chương trình giảm nghèo bền vững. Trong đó, Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo đã tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống tại những địa bàn khó khăn như vùng ven biển, các cù lao nhiễm mặn trên sông Tiền, vùng Đồng Tháp Mười...

Nhiều mô hình khuyến nông giảm nghèo nông thôn được chú trọng xây dựng và nhân rộng những như: trợ vốn hộ nghèo phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi bò giảm nghèo tại các huyện vùng ngọt hóa Gò Công phía Đông hoặc vùng kiểm soát lũ phía Tây; mở ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười… 

Huyện Gò Công Tây đã triển khai dự án chăn nuôi bò giảm nghèo tại các xã trên địa bàn tỉnh. 

Nằm trong vùng ngọt hóa Gò Công, huyện Gò Công Tây chú trọng triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế hộ nghèo phù hợp với đặc thù địa phương mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện cho biết, năm 2023, huyện đã triển khai dự án chăn nuôi bò giảm nghèo tại 6 xã gồm: Đồng Thạnh, Bình Nhì, Long Vĩnh, Vĩnh Hựu, Yên Luông và Thạnh Trị. 32 hộ nghèo được hưởng lợi với mức hỗ trợ mỗi hộ 1 con bò cái sinh sản trị giá 18 triệu đồng.

Huyện Gò Công Tây hiện có trên 30.000 con bò, tăng hàng ngàn con so với năm 2022. Đây là vật nuôi chủ lực giúp cho các hộ dân nông thôn tăng thu nhập, ổn định sinh kế, vươn lên thoát nghèo và lập thân lập nghiệp. Nhờ làm tốt công tác giải quyết sinh kế cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững, huyện đã được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020.

Cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh, huyện Châu Thành quan tâm phát triển ngành nghề truyền thống, giải quyết sinh kế cho lao động nông thôn, giảm nghèo bền vững. Cụ thể như nghề dệt chiếu tại xã Long Định đang phát triển, thu hút hàng trăm lao động nữ nông thôn với mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Nghề dệt chiếu đã giúp người dân nơi đây có cuộc sống ổn định, an cư lạc nghiệp. Làng nghề dệt chiếu Long Định được tỉnh công nhận là một trong 13 làng nghề tiêu biểu.

Thực hiện “Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo” của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, năm 2023, huyện Cai Lậy giải ngân 10 dự án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo nuôi lợn sinh sản, nuôi bò sinh sản, nuôi dê thịt, cải tạo và chăm sóc vườn cây ăn quả, tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. TP.Mỹ Tho cũng phối hợp với UBND các phường, xã của thành phố rà soát lập danh mục Dự án 2 với các mô hình được đăng ký, như: Mô hình nuôi bò sinh sản, mua bán nhỏ, bán vé số, với 88 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, góp phần tăng thu nhập, tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Kinh tế làng nghề tại các địa phương được tạo điều kiện hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. 

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong năm 2023, Tiền Giang đưa ra nhiều giải pháp tích cực nhằm hỗ trợ hộ nghèo đa dạng hóa các mô hình sinh kế phù hợp với đặc thù từng vùng, từng địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng, nhân rộng những mô hình giảm nghèo nông thôn; tích cực hỗ trợ hộ nghèo về vốn, kỹ thuật phát triển sản xuất; tăng cường giáo dục nghề nghiệp, nâng cao trình độ nghề, giúp người lao động có thêm việc làm, thu nhập cho kinh tế hộ…

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã phối hợp cùng các ngành hữu quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trong khuôn khổ Chương trình giảm nghèo bền vững năm 2023, bao gồm: Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin… hướng tới mục tiêu giúp người phát triển sản xuất, mở mang kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Qua đó tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống tại những địa bàn khó khăn.

Các chính sách an sinh xã hội và chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn… được lồng ghép triển khai đồng bộ, kịp thời, tạo điều kiện cho hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo. Năm 2023, nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững, tỉnh chỉ còn 4.925 hộ nghèo, chiếm 0,97% tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 0,43% số hộ nghèo so với năm 2022. 

Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh; phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn dưới 1% theo kế hoạch của Tỉnh ủy đề ra, thời gian tới, tỉnh Tiền Giang  tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững. 

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng về mục tiêu giảm nghèo đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, nhất là hộ nghèo, người nghèo nhằm thay đổi tư duy và chuyển biến sâu sắc nhận thức trong công tác giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo để thoát nghèo bền vững.

 

 

Phương Thoa 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline