Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Cứu hộ thành công 7 cá thể gấu ngựa trưởng thành

Thứ sáu, 08/07/2022 13:07

TMO - Tổ chức Động vật châu Á vừa phối hợp với cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội thực hiện cứu hộ 7 cá thể gấu ngựa trưởng thành, được chuyển giao từ một trang trại gấu ở trên địa bàn xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) .

Đại diện Tổ chức Động vật châu Á cho biết 7 cá thể gấu trên được gia đình ông Nguyễn Văn Thao nuôi lâu năm, có chip đăng ký; ước tính các cá thể gấu đều trên 18-20 năm tuổi.

Trước khi bàn giao gấu, ông Thao đã được Hạt Kiểm lâm Đan Phượng, Chi cục Kiểm Lâm Hà Nội và chính quyền địa phương vận động và tự nguyện viết đơn chuyển giao, mong muốn đưa các cá thể gấu về Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc để tiếp tục chăm sóc và bảo tồn. 

Các chuyên gia gây mê khám sức khỏe cho gấu tại hiện trường cứu hộ - Ảnh: Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam 

Ông Nguyễn Văn Thao cũng là gia đình đầu tiên đồng ý tự nguyện chấm dứt việc nuôi gấu vì mục đích thương mại tại Hà Nội, chuyển đổi hoàn toàn mục đích chăn nuôi. Đây được xem cột mốc đáng ghi nhớ trong công tác vận động tuyên truyền của các đơn vị, ban, ngành liên quan.

Các cá thể gấu sau khi cứu hộ sẽ được sống trong bán tự nhiên của Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam; được các bác sỹ thú y chăm sóc phục hồi sức khỏe, tự do vận động cơ thể và tìm kiếm thức ăn, để dần khôi phục lại bản năng tự nhiên.

Gấu sau khi được gây mê được vận chuyển ra xe chuyên dụng và đưa về Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam tại VQG Tam Đảo bảo tồn 

Theo Tổ chức Động vật châu Á, đây là lần thứ 2 tổ chức này và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội phối hợp cứu hộ gấu tại xã Phụng Thượng trong năm 2022; qua đó nâng tổng số lượng gấu vận động và đã được tiến hành cứu hộ lên 10 cá thể.

Hiện tại, xã Phụng Thượng (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) vẫn là địa phương còn nhiều gấu nuôi nhốt nhất trong cả nước, với 122 cá thể trong 18 hộ gia đình, trại tư nhân.

Sau khi khởi động chiến dịch #NoBearLeftBehind - Không để cá thể gấu nào bị bỏ lại phía sau vào cuối tháng 5/2022, Tổ chức Động vật châu Á đã thực hiện cứu hộ đưa về Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam 12 con gấu, từ 3 tỉnh thành: Hà Nội, Điện Biên và Sơn La.

 

 

Minh Phương 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline