Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Công tác thẩm định trữ lượng khoáng sản còn nhiều bất cập

Thứ bảy, 13/04/2024 07:04

TMO - Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mặc dù công tác thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản đã đạt được nhiều kết quả đáng kể nhưng sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 vẫn còn những vấn đề tồn tại, bất cập trong công tác thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản cũng như công tác quản lý trữ lượng khoáng sản trong quá trình khai thác.

Theo Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia, kể từ khi thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 đến nay, hầu hết các mỏ khoáng sản sau khi được phê duyệt trữ lượng, cấp phép khai thác đã và đang hoạt động có hiệu quả; hàng năm cung cấp trên 1 trăm triệu tấn đá vôi để sản xuất ximăng, hàng trăm triệu m3 đá vật liệu xây dựng thông thường. Tuy nhiên đến nay, công tác thẩm định, phê duyệt và quản lý trữ lượng khoáng sản vẫn còn những hạn chế, bất cập cần phải rà soát, đánh giá toàn diện để khai thác, quản lý hiệu quả hơn; cũng như "chống" lãng phí, thất thoát tài nguyên khoáng sản, nhất là đối với các loại khoáng sản đi kèm.

Thông tin tại Hội thảo “Công tác thẩm định, phê duyệt, quản lý trữ lượng khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và đề xuất hoàn thiện trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản”, Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc gia cho biết, từ khi Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực (1/7/2011) đến hết năm 2023, Hội đồng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt trữ lượng của gần 3.000 báo cáo thăm dò khoáng sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng trong nước và một phần xuất khẩu.

Trong đó một số địa phương có trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã phê duyệt lớn như: Thanh Hoá trên 82 triệu m3 đất, cát san lấp, trên 600 triệu m3 đá làm vật liệu xây dựng thông thường; Nghệ An trên 80 triệu m3 đất, cát san lấp, trên 200 triệu m3 đá làm vật liệu xây dựng thông thường; Hà Nam trên 145 triệu m3 đá làm vật liệu xây dựng thông thường)...

Tuy nhiên, sau  13 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, đến nay vẫn còn những vấn đề tồn tại, bất cập trong thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cũng như quản lý trữ lượng khoáng sản trong quá trình khai thác. Trong đó, đối với khu vực hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá thải mỏ). Trong khu vực hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm cấp phép của địa phương cũng có khoáng sản đi kèm thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường (đá ốp lát, đá nguyên liệu ximăng, đá vôi công nghiệp).

Hay như quy định phân cấp trữ lượng khoáng sản đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các thông tư quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của bộ. Tuy nhiên như than bùn thuộc thẩm quyền cấp phép của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do đó, khi phân cấp trữ lượng đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong quá trình thẩm định, phê duyệt - các địa phương còn lúng túng khi gặp các loại khoáng sản đi kèm, khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của bộ (như đá khối, đá nguyên liệu ximăng, vôi công nghiệp).

Công tác thẩm định, phê duyệt trữ lượng khoáng sản cũng như công tác quản lý trữ lượng khoáng sản trong quá trình khai thác vẫn còn nhiều bất cập. 

Về vấn đề này, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản cần làm rõ khái niệm “thăm dò nâng cấp”, “thăm dò bổ sung”, “thăm dò khai thác”, để làm cơ sở Chính phủ hướng dẫn; quy định rõ quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để thực hiện cũng như cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản (sau khi cập nhật). Đối với công tác quản lý trữ lượng sau khi cấp phép khai thác đến khi đóng cửa mỏ khoáng sản, trữ lượng sau khi cấp phép khai thác cho tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác cần được cập nhật, bổ sung hàng năm để theo dõi trữ lượng đã cấp phép, trữ lượng đã khai thác và trữ lượng còn lại đến thời điểm báo cáo để làm cơ sở thanh, quyết toán tài nguyên, đóng cửa mỏ khoáng sản.

Liên quan đến phân cấp và tính trữ lượng, tài nguyên khoáng sản rắn ở Việt Nam, Hội Địa chất Kinh tế Việt Nam cho biết, thực tế công tác thăm dò, phân khối xếp cấp trữ lượng và tính trữ lượng được dựa trên cơ sở chỉ tiêu công nghiệp tạm thời do chủ đầu tư đề xuất và được Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản công nhận. Chỉ tiêu tính trữ lượng còn mang nặng tính chủ quan của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập báo cáo; trong nhiều trường hợp chưa có sức thuyết phục về cơ sở khoa học và tài liệu thực tế minh chứng do thiếu nhiều tài liệu đầu vào khi luận giải chỉ tiêu công nghiệp.

Do đó, cần tiến hành đánh giá sai số cho các khối tính trữ lượng, xác định kích thước đới ảnh hưởng...Đối với Dự án đầu tư khai thác mỏ, cần xem xét khía cạnh đặc thù so với các Dự án phát triển kinh tế - xã hội khác, đặc biệt độ tin cậy của trữ lượng tính toán được trong lòng đất, nhằm bảo đảm tính minh bạch và công bằng cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia trong lĩnh vực hoạt động khai thác khoáng sản.

Để nâng cao chất lượng công tác thăm dò và đánh giá trữ lượng, tài nguyên các mỏ khoáng sản, một số chuyên gia cho rằng, ngay từ khâu lập đề án thăm dò cần được hướng dẫn và thẩm định chi tiết, đồng thời nghiên cứu bổ sung các quy định làm rõ các đầu mối quản lý các hoạt động thăm dò, thẩm định, phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò và quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu triển khai các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ địa vật lý lỗ khoan trong điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản ẩn sâu…/.

 

 

Nguyễn Nga 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline