Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 15:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Công nhận Lễ hội mừng cơm mới của người Bru – Vân Kiều là di sản

Thứ ba, 07/03/2023 09:03

TMO - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Lễ hội mừng cơm mới của người Bru – Vân Kiều ở xã Ngân Thuỷ (Lệ Thuỷ - Quảng Bình) là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều ở xã Ngân Thủy (Lệ Thuỷ, Quảng Bình) là Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc sắc được đồng bào gìn giữ và duy trì trong cộng đồng từ xưa đến nay. Lễ hội thường được tổ chức sau thời gian thu hoạch, kết thúc một chu kỳ sản xuất để bước vào một vụ mùa mới.

Người Bru - Vân Kiều chuẩn bị lễ vật cho lễ hội mừng cơm mới rất chu đáo. Lúa nếp sau khi tuốt từ nương rẫy đem về nhà sẽ được để ít nhất 3 ngày mới đem giã. Trong 3 ngày đó, hạt lúa được bà con đem phơi khô, sảy, làm sạch, chọn lọc những hạt lúa chắc mẩy nhất đem cất vào kho. Sau khi lúa đã được phơi khô, làm sạch, bà con cho vào cối lớn bằng gỗ để giã. Với đôi bàn tay khéo léo nhưng cũng không kém phần mạnh khỏe, rắn chắc, những người phụ nữ Bru - Vân Kiều đã tạo ra thành phẩm là những mẹt gạo nếp trắng trẻo, thơm nồng.

Gần đến ngày tổ chức lễ, những người phụ nữ Bru - Vân Kiều cùng nhau đi gùi củi, lấy nước, cắt lá dong, lấy rau củ trên rừng trên nương để chuẩn bị vật phẩm phục vụ lễ cúng mừng cơm mới. Trong khi đó, những người đàn ông thì cầm cung, nỏ, ná, đeo nơm lên rừng xuống suối để tìm kiếm những thành quả mà thiên nhiên ban tặng như cá, mật ong rừng và các sản vật khác.

Còn những già làng, trưởng bản, người uy tín trong đồng bào Bru - Vân Kiều thì chuẩn bị dựng cột nêu hình cây lúa. Trên cây nêu có buộc túm những cây lúa sai hạt vào cột. Cột nêu được trang trí hình chim muông, mặt trăng, mặt trời với các đường nét đơn giản nhưng thanh thoát.

Lễ hội vừa có giá trị về lịch sử và văn hóa tộc người, vừa góp phần thu hút các nhà nghiên cứu, khách du lịch đến trải nghiệm đời sống văn hóa cộng đồng của người dân địa phương.

Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Bru - Vân Kiều ở Quảng Bình được tổ chức trên quy mô cộng đồng, do đồng bào tự đóng góp lại. Lễ hội thường được tổ chức theo nhóm, hay từng dòng họ. Mỗi dòng họ đóng góp theo suất của từng hộ gia đình... Các suất được quy định như cùng góp con lợn, con gà, ché rượu và nhiều sản vật, bánh trái khác. Đặc biệt, vật phẩm không thể thiếu tại lễ hội đó là những mâm xôi lúa mới để cúng lễ.

Tại buổi lễ, đồng bào tham gia thực hiện các nghi lễ, các trò chơi dân gian và thực hành, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Các cụ già uống rượu và hát các làn điệu dân ca. Một số đánh chiêng, thổi khèn, thổi sáo... Lời hát là các làn điệu dân ca truyền thống cầu chúc cho cuộc sống an bình.

Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều ở địa phương dọc theo dãy Trường Sơn ở tỉnh Quảng Bình là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc sắc được đồng bào gìn giữ và duy trì trong cộng đồng từ xưa đến nay.

Hiện nay, tỉnh Quảng Bình cũng đang đẩy mạnh hoạt động trưng bày và thực hành trình diễn lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều ở xã Ngân Thủy tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình hay các lễ hội ở địa phương với mong thông qua hoạt động này nhằm tạo cơ hội cho những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa ở Quảng Bình học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; đồng thời góp phần phục vụ cộng đồng gắn với phát triển du lịch.

Được biết, mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể "Lễ hội mừng cơm mới/lúa mới của người Bru-Vân Kiều" trong hành trình du lịch di sản Quảng Bình-Quảng Trị sẽ góp phần phát triển một cách đồng đều đời sống văn hoá, xã hội cộng đồng dân tộc Bru-Vân Kiều, hỗ trợ cộng đồng phát huy di sản này một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán của đồng bào.

Lễ hội vừa có giá trị về lịch sử và văn hóa tộc người, vừa góp phần thu hút các nhà nghiên cứu, khách du lịch đến trải nghiệm đời sống văn hóa cộng đồng của người dân địa phương. Lễ hội hiện còn lưu giữ những nghi lễ liên quan tới vòng đời cây lúa, là nghi thức tâm linh để tạ ơn trời đất, thần linh đã ban cho đồng bào mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

 

 

Thu Trà

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline