Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 12:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Cọn nước của đồng bào Tây Bắc

Thứ sáu, 07/01/2022 11:01

TMO - Những cọn nước (guồng nước) khổng lồ với vòng quay chậm rãi từ lâu đã gắn liền với dòng suối trong xanh, những cánh đồng lúa chín nặng bông của đồng bào vùng Tây Bắc.

Đây cũng là một công cụ đặc biệt hỗ trợ hiệu quả cho người dân trong việc dẫn nước tưới tiêu. Vẻ đẹp đơn sơ, giản dị của những cọi nước ở các bản của huyện Tam Đường (Lai Châu), đã trở thành điểm nhấn độc đáo của núi rừng Tây Bắc.

Cộng đồng các dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao… ở khu vực miền núi Tây Bắc được coi là những người làm cọn nước giỏi nhất với những cọn nước đủ các kích thước và hoạt động rất hiệu quả. Do đặc điểm lựa chọn vị trí cư trú gần các dòng suối nên từ xa xưa, các cư dân Tây Bắc đã sớm biết chế tạo và sử dụng cọn nước như một chiếc máy dẫn nước vào tưới ruộng, phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc dẫn nước về bản làng để sinh hoạt.

Du khách thập phương sẽ không khỏi thán phục khi biết đến những chiếc cọn nước cỡ lớn có thể đưa nước lên tới độ cao hàng chục mét, tức là cao hơn cả chiều cao của những ngôi nhà 2 tầng hiện nay. Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Tày, Nùng, Dao… đã biết khai thác tối đa nguồn thủy năng vô tận, không chỉ giúp giảm bớt sức lao động trong việc vận chuyển nước, những chiếc cọn nước bình dị còn là những công trình sáng tạo độc đáo của đồng bào Tây Bắc, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của bà con.

Theo người dân trong bản, để làm cọn nước, việc đầu tiên là cần chuẩn bị đầy đủ các loại vật liệu. Nét riêng của cọn nước Tây Bắc đó là dù ở kích thước nào thì cọn nước cũng đều được làm hoàn toàn bằng những vật liệu lấy từ thiên nhiên. Người làm cọn nước trước hết sẽ chọn một cây gỗ thẳng, tốt, chịu được nước để làm trục giữ của cọn. Đây được ví như “trái tim” của cọn nước.

Tiếp đó là đến công đoạn làm nan cọn. Người ta thường chọn những cây nứa bánh tẻ hoặc cây sặt già, loại cây bà con hay dùng làm cần câu to cỡ chuôi dao để làm nan cọn. Tùy thuộc vào kích thước cọn nước để xác định độ dài tương ứng và số lượng của các nan cọn. Với chiếc cọn nước có chiều cao khoảng 5 mét thì sẽ có khoảng 42 - 44 nan cọn với chiều dài các nan vào khoảng trên 2 mét. Sau đó, đến công đoạn đục lỗ trên trục cọn để cắm những nan vào. Yêu cầu đặt ra là các lỗ phải đục sâu đều nhau và bằng đúng số nan cọn để khi đưa nan vào bảo đảm cân đối, đều nhau. Người làm cọn sẽ dùng những cây mây bánh tẻ, dẻo hoặc những thanh vầu già để cố định vòng ngoài giúp cho cọn nước chắc chắn, tránh bọ xộc xệch khi quay. Sau đó, đến việc đan các tấm cánh quạt gắn vào vòng ngoài của cọn. Có kích thước phù hợp với kích cỡ cọn nước, những tấm cánh quạt này đóng vai trò như những cánh tua bin khi nước chảy đẩy vào các cánh quạt sẽ làm quay toàn bộ chiếc cọn nước.

Để cọn có thể lấy được nước còn cần tới một bộ phận rất quan trọng khác đó là những gầu múc nước. Đồng bào Tây Bắc lựa chọn những đốt trên thân cây vầu to, chặt vát một đầu và gắn vào vòng cố định của cọn. Khi gầu chìm xuống sẽ múc đầy nước sau đó theo vòng quay, gầu sẽ quay nghiêng theo chiều quay của cọn rồi đổ nước vào máng dẫn. Máng lấy nước cũng được làm khá công phu từ một cây vầu già, đục bỏ những mắt cây. Cứ như thế, tùy vào khoảng cách xa gần của vị trí lấy nước, người ta sẽ khéo léo kết nối các cây vầu lại với nhau thành những ống dẫn nước thông suốt.

Theo các nhà nghiên cứu, mỗi vòng quay của cọn nước Tây Bắc luôn ẩn chứa trong đó sự trăn trở, tìm tòi và khả năng sáng tạo độc đáo. Từ những loại vật liệu tự nhiên sẵn có trong rừng, trên đồi, qua bàn tay tài hoa của cư dân Tây Bắc, cọn nước được tạo nên vừa tròn trịa vừa chắc chắn. Những vòng quay miệt mài, bình dị của cọn nước cũng mang trong mình ước vọng cuộc sống đủ đầy; đồng thời cũng thể hiện năng lực vươn lên chinh phục, làm chủ tự nhiên của người dân nơi đây.

Những chiếc cọn nước giữa đại ngàn đã minh chứng cho sự khéo léo và khả năng sáng tạo của đồng bào các dân tộc Tây Bắc trong hành trình chinh phục thiên nhiên. Chính điều này đã giúp họ tạo ra những chiếc “bánh xe khổng lồ” với tính năng một nông cụ hữu dụng, vận hành liên tục không ngừng nghỉ và rất thân thiện với môi trường. Bên dòng suối quanh năm rì rầm, những chiếc cọn nước vẫn miệt mài mang dòng nước tưới mát cho biết bao cánh đồng, nương lúa. Và cọn nước đã trở thành hình ảnh vô cùng thân thuộc của bản làng, thành nét đặc trưng của đồng bào vùng Tây Bắc.

 

 

Hà Lợi

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline