Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/04/2025 15:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025

Cơ giới hoá nông nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất

Thứ bảy, 05/04/2025 06:04

TMO - Với mục tiêu nâng cao năng suất, giảm chi phí, tiết kiệm kinh tế, sức lao động, nông dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đã tăng cường ứng dụng cơ giới hoá và công nghệ kỹ thuật hiện đại trong quá trình sản xuất, canh tác nông nghiệp.

Việc áp dụng cơ giới hoá nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang đã có nhiều đột phá. Nhiều loại trang thiết bị, máy nông nghiệp do người dân đầu tư đưa vào sản xuất hoặc được hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác liên quan đã giúp người dân giảm công lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Hiện nay, các khâu trong sản xuất lúa từ chuẩn bị giống, làm đất, gieo sạ, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thu hoạch, vận chuyển của  người dân An Giang đã áp dụng máy, thiết bị, sản phẩm công nghệ (Drone bay phun xịt, máy cấy, máy sạ giống...).

Nông dân trong tỉnh cũng đã đầu tư máy cuốn rơm các loại, góp phần giảm thiểu môi trường nhờ tận dụng nguồn phụ phẩm rơm rạ phục trồng nấm, rau màu và chăn nuôi. Trên rau màu, các khâu làm đất được nông dân đầu tư máy cày, máy xới, máy đào, vun luống, máy bơm tưới chủ động.

Trên cây ăn trái, nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều vào khâu chăm sóc, như: Đầu tư hệ thống tưới, máy bay phun xịt, máy cắt cỏ. Lĩnh vực chăn nuôi, đầu tư chủ yếu máy băm cây làm thức ăn, máy bơm nước rửa chuồng, máy phun khử trùng, hệ thống xử lý biogas, hệ thống thông gió, làm mát, hệ thống ăn uống tự động… Ngoài ra, người chăn nuôi còn sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý nền chuồng, giảm nguy cơ dịch bệnh trên đàn.

Đối tượng nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh An Giang là cá tra, tập trung ở hình thức nuôi ao là chủ yếu. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở nuôi cũng quan tâm và trang bị cơ bản đảm bảo phục vụ trong hoạt động sản xuất theo quy mô nuôi, gồm: Bơm nước, bơm điện, máy cung cấp ô-xy, máy tạo dòng, máy cho ăn tự động, máy và thiết bị quan trắc môi trường để cảnh báo dịch bệnh… Bên cạnh đó, triển khai Chương trình Chuyển đổi số tỉnh An Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, các giải pháp chuyển đổi số, khoa học - công nghệ trong nông nghiệp cũng được các cấp ngành, người dân An Giang ứng dụng vào nhiều lĩnh vực sản xuất - kinh doanh nông nghiệp.

Điển hình như, nông dân dần làm quen, tiếp cận tra cứu thông tin tư vấn về canh tác, giá cả thị trường trên Internet. Các nền tảng, giải pháp hỗ trợ chẩn đoán sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi từng bước được người dân tiếp cận. Mô hình sản xuất lúa không dấu chân (sử dụng máy bay không người lái sạ lúa và phun thuốc BVTV).

Đồng thời, điều khiển trang trại gia súc, gia cầm tự động trên điện thoại thông minh. Giám sát, xử lý ao nuôi cá tra bằng cảm biến. Nhà chim yến được quản lý bằng camera, phun sương làm mát điều khiển từ xa. Mô hình trồng nhãn áp dụng khoa học - kỹ thuật tưới tiêu bằng điện thoại thông minh…

Công nghệ tưới nước nhỏ giọt giúp người dân tiết kiệm công sức và lượng nước cho cây trồng. 

Qua đó, đã tạo sự chuyển biến rõ nét từ khâu sản xuất, chế biến, phân phối, đến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Với diện tích nông nghiệp lớn, nông dân một số địa phương đã triển khai mô hình phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái giúp giảm thất thoát 30% lượng thuốc trong phun xịt trên lúa, giảm nhân công lao động, giảm giá thành, tiết kiệm nước, hạn chế ô nhiễm môi trường và đặc biệt hơn, nông dân không tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV, hạn chế ảnh hưởng sức khỏe.

Bình quân 1ha lúa, nếu nông dân vác bình phun xịt phải mất từ 2 - 3 giờ thì với máy bay không người lái, chỉ mất 8 phút là xong. Công nghệ phun ly tâm làm giọt nước xoáy tròn, giúp cho việc tiếp xúc sâu bệnh mặt dưới lá hiệu quả hơn, khả năng dập dịch nhanh. Máy bay không người lái còn giúp giảm tổn thất sản lượng lúa 150 - 200kg/ha so với phun xịt thuốc thông thường do lúa không bị giẫm đạp.

Với  nông dân sản xuất rau màu và cây ăn trái, hiện đã bớt vất vả hơn trước nhờ đưa máy móc vào phục vụ làm đất, tưới nước, bón phân, phun thuốc và từng bước tự động hóa khâu tưới nước cho cây trồng bằng việc lắp đặt các hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới phun tự động và tưới thấm. Theo người dân, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt nước và các loại phân bón dạng nước thông qua bồn pha chế gắn tại van điều chỉnh tổng được đưa thẳng vào bộ rễ.  Từ đó, phân bón được hòa lẫn vào nước tưới, nên cây hấp thụ tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh, năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với cách tưới truyền thống.  

Với những kết quả tích cực, trong giai đoạn tiếp theo, Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang  tiếp tục xây dựng Chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030. Trong đó, tập trung vào các mục tiêu: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh gắn với liên kết tiêu thụ; ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản, rà soát đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất từ nguồn nguyên liệu, chế biến và quá trình phân phối sản phẩm; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, tiến tới số hóa ngành nông nghiệp.

Thay đổi tư duy nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu, bản đồ số phục vụ quản lý “nông hóa - thổ nhưỡng, cây trồng - vật nuôi”; ứng dụng công nghệ bản đồ số trong quản lý các lớp dữ liệu ngành nông nghiệp nhằm mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

 

Mạnh Tiến

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline