Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 27/07/2025 11:07

Tin nóng

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ nhật, 27/07/2025

Chuyển đổi số góp phần giữ gìn di sản văn hóa tại Lâm Đồng

Thứ năm, 22/05/2025 06:05

TMO - Tỉnh Lâm Đồng đang tích cực ứng dụng công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc số hóa dữ liệu, giới thiệu di sản trên nền tảng số không chỉ giúp lưu giữ lâu dài mà còn đưa văn hóa đến gần hơn với cộng đồng.

Là vùng đất có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, Lâm Đồng mang đến sự phong phú về ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng và sắc thái văn hóa. Nhiều phong tục đặc trưng như lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, tục bắt chồng của đồng bào dân tộc thiểu số gốc Lâm Đồng ngày nay vẫn được bảo tồn, tạo nên bức tranh đa dạng và độc đáo về đời sống văn hóa vùng cao nguyên.

Tính đến hết tháng 12/2024, Lâm Đồng có  37 di tích được xếp hạng, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt (Di tích khảo cổ Cát Tiên và Vườn Quốc gia Cát Tiên), 18 di tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh.

Việc quản lý chặt chẽ và khai thác có hiệu quả các di tích này không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh. Bên cạnh đó, sự phong phú, độc đáo trong phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống, kỹ thuật canh tác, nghệ thuật dân gian, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống của các dân tộc anh em hội tụ làm cho Lâm Ðồng trở thành vùng đất giàu bản sắc.

Ðáng chú ý, gần đây, việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tại Lâm Ðồng đang được quan tâm thực hiện. Thời gian qua, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Ðồng tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ khoa học, công nghệ nhằm bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số Lâm Ðồng.

Các nhiệm vụ khoa học-công nghệ tập trung nghiên cứu, bảo tồn: Các làng nghề truyền thống của các dân tộc gốc Tây Nguyên; các di sản văn hóa truyền thống, phục hồi và phát huy giá trị hoa văn trang trí của các dân tộc; ứng dụng công nghệ 4.0 để hỗ trợ quản lý, bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của các hiện vật, di tích, bảo tàng…

Lâm Đồng chú trọng công tác bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng. (Ảnh: QU). 

Với sự phong phú, độc đáo về văn hóa của cộng đồng các dân tộc, kết quả các nghiên cứu đạt được trở thành một trong những nỗ lực quan trọng quảng bá văn hóa, du lịch địa phương. Trong đó, đề tài “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ học Cát Tiên-Lâm Ðồng” đã đề ra các giải pháp kỹ thuật bảo tồn di tích, phục chế số hóa, tái hiện một số lễ hội và mạnh dạn đưa ra những giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, phục dựng các công trình kiến trúc mà phần lớn là phế tích bằng các phương pháp nghiên cứu so sánh, số hóa, phục dựng, phác họa mô hình 3D, đặt ra vấn đề ứng dụng công nghệ 4.0 trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử.

Ðề tài “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xây dựng Bộ dư địa chí các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Ðồng”, xây dựng Danh mục số hóa hệ thống di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số trong tỉnh; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý, có mã định danh, loại hình, dân tộc, khu vực địa lý phổ biến, nguồn gốc, lịch sử cư trú, văn hóa, phong tục tiêu biểu…

Trong xu thế chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vấn đề ứng dụng công nghệ vào bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa được đặt ra và đòi hỏi sớm được ứng dụng thực tế.

Việc nghiên cứu áp dụng công nghệ mới vào xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa 3D và xây dựng di tích, bảo tàng ảo khi được triển khai hiệu quả sẽ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa bản địa, đồng thời giúp người dân và du khách dễ dàng tiếp cận hơn với bản sắc các dân tộc tỉnh Lâm Ðồng.

Du lịch chất lượng cao, du lịch xanh bền vững gắn với bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá theo hướng hiện đại đã trở thành nhu cầu thiết thực của du khách. Đây cũng là trọng tâm hướng tới của ngành du lịch hiện nay. Bên cạnh đó sự tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường, khám phá các giá trị văn hóa độc đáo và tài nguyên thiên nhiên của mỗi địa phương cũng góp phần phát triển du lịch bền vững.

 Lâm Đồng là tỉnh ở nam Tây nguyên với vẻ đẹp thiên nhiên phong phú và di sản văn hóa độc đáo, luôn luôn trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích du lịch khám phá, du lịch xanh bền vững. Do đó, ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong khai thác giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên là yêu cầu tất yếu để phát triển ngành du lịch nói chung trong xu thế hội nhập toàn cầu.

 

 

Hải Phong

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline