Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/07/2025 23:07

Tin nóng

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Thứ ba, 15/07/2025

Chủ động ứng phó linh hoạt với các tình huống cháy rừng

Thứ sáu, 04/03/2022 19:03

TMO - Để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn trong cao điểm mùa khô năm 2022, ngành Nông nghiệp tỉnh An Giang quyết tâm phòng cháy, chữa cháy kịp thời, hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, dụng cụ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ).

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, tổng diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh là trên 16.860 ha gồm rừng đặc dụng với diện tích gần 1.600 ha (chiếm 9,35% diện tích đất lâm nghiệp), rừng phòng hộ với diện tích 11.550 ha (chiếm 68,47%) và rừng sản xuất với diện tích trên 3.740 ha, chiếm 22,18%.

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, rừng và đất rừng của An Giang không lớn so với các tỉnh, thành trong cả nước nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gắn với phát triển du lịch, bảo vệ đa dạng sinh học cũng như phục vụ an ninh, quốc phòng biên giới.

Mùa khô năm 2022, tổng diện tích vùng trọng điểm cháy rừng tại các huyện miền núi An Giang như Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn được xác định gần 7.400 ha, chiếm 43,7% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh.

Huyện Tri Tôn có diện tích vùng trọng điểm cháy rừng trong mùa khô cao nhất với trên 4.400 ha. Trong đó, vùng đồi núi của huyện có 2.550 ha (khu vực có nguy cơ cháy cao 1.850 ha, chiếm 41,98% diện tích và khu vực có khả năng cháy 700 ha, chiếm 15,88%); vùng đồng bằng với hơn 1.856 ha rừng tràm có nguy cơ cháy cao như rừng tràm Bình Minh,  rừng tràm Tân Tuyến và rừng tràm Lâm trường tỉnh đội.

Huyện Tịnh Biên xác định diện tích vùng trọng điểm cháy rừng trên 2.900 ha gồm: Rừng tràm Trà Sư, rừng tràm Nhơn Hưng, khu vực núi Phú Cường, khu vực núi Nhọn, khu vực đồi Kakô, khu vực Latina-Tà Lọt thuộc Núi Cấm...Huyện Thoại Sơn có 50 ha vùng trọng điểm cháy rừng trong mùa khô ở các khu vực núi Tượng, núi nhỏ, núi Sập.

Để chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang đã xây dựng, triển khai Kế hoạch hiệp đồng chữa cháy rừng. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn và thành phố Châu Đốc xây dựng kế hoạch hiệp đồng chữa cháy rừng tại địa phương, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có lệnh huy động. 

Ngành kiểm lâm tỉnh An Giang xây dựng phương án, bố trí lực lượng, thiết bị để chủ động phòng chống cháy rừng 

Đối với diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng vùng đồi núi, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang đã khẩn trương thực hiện phát và đốt dọn cỏ cục bộ làm giảm vật liệu cháy trong rừng. Đối với diện tích rừng vùng đồng bằng tập trung như rừng tràm Trà Sư, Nhơn Hưng, Vĩnh Châu, Bình Minh, Lâm trường tỉnh đội, Tân Tuyến, Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh duy trì nước dưới kênh, đốt dọn gốc rạ giáp rừng, đốt dọn cỏ trên các tuyến kênh và thực hiện vệ sinh rừng.

Trường hợp cháy rừng xảy ra, đối với những vụ cháy nhỏ, mức độ thiệt hại thấp, lực lượng Kiểm lâm sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh, chính quyền cấp xã điều tra, truy tìm đối tượng. Đối với những vụ cháy lớn, lực lượng Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với chính quyền cấp xã và Công an huyện để điều tra, truy tìm đối tượng nhằm xử lý nghiêm hành vi vi phạm gây cháy rừng.

Năm 2021, toàn tỉnh An Giang đã phát hiện và kịp thời chữa cháy 10 vụ cháy rừng với diện tích 5,6 ha, giảm 3 vụ so với năm 2020. Hầu hết các vụ cháy là cháy thảm thực bì, dây leo, cây bụi dưới tán rừng tập trung ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Nguyên nhân xảy ra cháy rừng do người dân bất cẩn trong sử dụng lửa, chưa xác định được đối tượng vi phạm.

Lực lượng kiểm lâm tỉnh kiểm tra những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao

Để phòng, chống cháy rừng, An Giang đã duy trì hoạt động của 17 Tổ hợp tác bảo vệ và phát triển rừng thuộc địa bàn 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên. Tỉnh huy động 2.500 người gồm lực lượng Quân sự, Công an, Kiểm lâm, Ban quản lý rừng... sẵn sàng làm nhiệm vụ chữa cháy rừng vùng đồi núi. Lực lượng Kiểm lâm An Giang ứng trực 100% trong các ngày nghỉ, ngày lễ ở tháng cao điểm mùa khô cho đến khi có mưa nhiều nhằm bảo đảm an toàn, không để xảy ra cháy rừng. Những tổ chức có diện tích rừng sản xuất đều bố trí người tuần tra canh giữ và có hệ thống kênh mương khép kín…

An Giang cũng trang bị 6 xe tải, 59 xuồng và vỏ lãi, 126 máy chữa cháy đồi, 146 máy chữa cháy đeo vai và trên 7.535 các dụng cụ như thùng chứa nước, bình xịt, can đựng nước, bàn đập lửa, kẻng báo động... để ứng phó với các tình huống cháy lớn.

 

Huyền Nguyễn

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline