Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 18:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Chủ động ứng phó kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

Chủ nhật, 16/04/2023 16:04

TMO - Để sẵn sàng ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các đơn vị căn cứ nhiệm vụ chức năng, đẩy mạnh phối hợp sẵn sàng ứng phó với thiên tai trên địa bàn. 

Căn cứ theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên về diễn biến thời tiết, khí hậu năm 2023, UBND tỉnh Gia Lai đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ động thực hiện tốt công tác phòng-chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội. 

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị cần xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật; quán triệt thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả; nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất.

Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của nhân dân trên địa bàn tỉnh; rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, không để bị động, bất ngờ, kể cả trong các tình huống thiên tai bất lợi. 

Gia Lai chủ động các phương án, diễn tập với các tình huống để sẵn sàng ứng phó với thiên tai. Ảnh: VN.  

Thời gian tới, nhiệm vụ kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng chống thiên tai được nhấn mạnh triển khai thông qua việc tiếp tục  kiện toàn bộ máy chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. UBND tỉnh yêu cầu ngành chức năng, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án, văn bản chỉ đạo, điều hành về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn  Triển khai, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản có liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với quy định hiện hành. Kiểm tra, rà soát cập nhật, bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phòng chống thiên tai, các phương án phòng, chống, ứng phó với các loại thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai tại các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị theo quy định hiện hành, không để bị động, bất ngờ, kể cả trong các tình huống thiên tai bất lợi.

Tăng cường chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin tuyên truyền; Đầu tư nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai của các công trình phòng chống thiên tai với việc rà soát các khu, điểm dân cư, những điểm xung yếu, những vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt để phát hiện và có phương án xử lý kịp thời; tiếp tục tổ chức di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, trong đó tập trung tổ chức di dời trước đối với những hộ dân đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai.

Triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh theo từng ngành, từng lĩnh vực. Việc đầu tư các công trình các địa phương cần chú trọng công tác phòng chống thiên tai, không bố trí các công trình trong khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai; ưu tiên bố trí kinh phí triển khai các dự án trọng điểm về phòng chống thiên tai; triển khai đầu tư xử lý khẩn cấp các vị trí sạt lở xung yếu trên các sông suối, đặc biệt là các khu vực sạt lỡ bờ sông Ba. Triển khai thực hiện các dự án: Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai vay vốn ADB; an toàn hồ chứa của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chương trình kiên cố hóa kênh mương theo Nghị quyết số 280/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh và các dự án đầu tư xây dựng các hồ chứa mới trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục chương trình trồng mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm phát triển diện tích rừng, duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng, điều tiết nguồn nước. Quản lý và sử dụng rừng bền vững góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường. Đối với các công trình đang khai thác, sử dụng: Các ngành, các cấp phải kiểm tra, đánh giá, phát hiện kịp thời sự cố, sửa chữa, nâng cấp các công trình được giao quản lý. Đối với các công trình đang thi công: Các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình.

Công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống người dân được các ngành chức năng đẩy mạnh triển khai. Ảnh: QT. 

Tăng cường tập huấn nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng; Công tác chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ”: Trên cơ sở dự báo, cảnh báo thiên tai, xây dựng kế hoạch lịch thời vụ thích hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi để chủ động phòng, tránh thiên tai phù hợp ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Chủ động dự phòng các loại giống cây trồng, vật tư nông nghiệp để khôi phục sản xuất sau thiên tai. Tổ chức tốt việc kiểm soát dịch bệnh, tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa lũ.

Có kế hoạch chuẩn bị về lực lượng; dự phòng vật tư nông nghiệp, vật tư y tế, vật liệu xây dựng, phương tiện, lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết khác nhằm đảm bảo ứng cứu, hỗ trợ kịp thời trước, trong và sau thiên tai đảm bảo sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của nhân dân. Huy động các nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thực hiện xã hội hóa, phát huy tốt phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Khuyến khích, huy động trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ cần được chú trọng,  diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các tình huống thiên tai giả định, phương án xử lý, làm cơ sở rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, đồng thời nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và nhận thức Nhân dân về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai. Lập kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

Điều tra, đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ sau thiên tai và lập kế hoạch hỗ trợ vật tư, giống, trang thiết bị, kinh phí cho các gia đình bị thiệt hại để phục hồi sản xuất và ổn định cuộc sống; tích cực vận động các đơn vị và cá nhân giúp đỡ đồng bào và các địa phương bị thiệt hại. Tổ chức tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ kịp thời cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Tiếp tục thực hiện kế hoạch thu, nộp, phân bổ quỹ phòng, chống thiên tai Thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban, thông tin báo cáo.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, trận mưa giông, lốc xảy ra vào chiều tối 15/4 vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nông nghiệp, cơ sở vật chất của nhiều huyện ở khu vực phía Đông và Đông Nam của tỉnh Gia Lai. Ước tính thiệt hại ban đầu hơn 3,3 tỷ đồng. Cụ thể, mưa giông kèm lốc đã làm 6 người bị thương, 128 nhà ở bị tốc mái (trong đó, tốc mái 123 căn nhà, 1 nhà kho, 1 chuồng bò, 3 lò thuốc lá). Ngành nông nghiệp cũng có hơn 590ha cây trồng bị thiệt hại nặng nề. Trong đó, trên 513ha lúa, hơn 26ha cây cà phê thiệt hại từ 30- 70%. Ngoài ra, có hơn 45ha diện tích lúa đang thời kỳ trổ và chín sáp cùng 4,1 ha diện tích ngô bị đổ ngã, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.

Trong số các huyện bị thiệt hại, huyện Phú Thiện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 97 ngôi nhà  ở 3 xã Ia Yeng, Ia Hiao và Chrôh Pơnan bị tốc mái, đổ sập; 25m tường rào của UBND xã Chrôh Pơnan cùng 135m tường rào nhà xưởng của hộ dân thôn Điểm 9, xã Ia Hiao bị đổ. Hơn 45ha diện tích lúa đang thời kỳ trổ và chín sáp cùng 4,1ha diện tích ngô bị thiệt hại.

Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị ảnh hưởng một số đợt thiên tai (bão số 1, 2, 4), mưa lớn, áp thấp nhiệt đới và mưa dông, lốc, sét gây thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự tham gia tích cực, trách nhiệm của toàn thể nhân dân, tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2022 giảm nhiều so với các năm gần đây. Tổng giá trị thiệt hại thiên tai gây ra khoảng 104,975 tỷ đồng; giảm khoảng 59,4% so với cả năm 2021 (260 tỷ đồng); giảm khoảng 84,1% so với cả năm 2020 (660 tỷ đồng), cụ thể: Thiệt hại do hạn: Khoảng 10,457 tỷ đồng với diện tích thiệt hại là 550,15 ha (xảy ra ở huyện Kông Chro). Thiệt hại do bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn và mưa dông, lốc, sét: khoảng 94,517 tỷ đồng. 

 

 

Lê Tâm

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline